Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, xưa gọi "rau nhà nghèo" nay ví như “vua thảo mộc"
Có một loại rau ví như thảo mộc có hàm lượng chất oxy hóa cao, rất tốt trong việc điều trị xương khớp, giảm đau bụng kinh và ngăn ngừa ung thư... ở quê mọc um tùm.
Lợi ích tuyệt vời của ngải cứu đối với sức khỏe
- Trị ho và cảm lạnh: Nhiều người ăn rau ngải cứu vì nghe đồn thổi là tốt nhưng thực chất chưa biết tốt như thế nào. Thực tế, ngải cứu chứa nhiều tinh chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh cảm lạnh, ho. Trong Đông y, ngải cứu có tính ấm, giúp cơ thể giải hàn, trừ phong, long đờm, tiêu tan cảm cúm, ho, sổ mũi.
- Giảm sốt rét: Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm do một loại ký sinh trùng truyền nhiễm bệnh và xâm nhập vào các tế bào hồng cầu của con người qua vết đốt của muỗi. Khi bị bệnh này bạn nên ăn rau ngải cứu để tốt cho sức khỏe. Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng nhờ vào việc tạo ra các gốc tự do phá vỡ thành tế bào của ký sinh trùng sốt rét.
- Ngăn ngừa ung thư: Trong cây ngải cứu có hàm lượng artemisinins cao. Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng phản ứng với sắt tạo thành các gốc tự do. Mặt khác, các tế bào ung thư lại chứa hàm lượng sắt cao hơn các tế bào khỏe mạnh, do đó sử dụng ngải cứu trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư sẽ rất có lợi.
- Có thể trị đau khớp: Không chỉ là loại rau xanh tốt cho sức khỏe mà trong y học cổ truyền, ngải cứu được sử dụng như một bài thuốc để điều trị đau mỏi khớp nhờ các thành phần hoạt tính có tác dụng giảm đau, giảm viêm. Bên cạnh đó, kết hợp ngải cứu và muối biển sẽ góp phần đả thông khí huyết, làm ấm cơ thể, cải thiện khả năng vận động, rất có lợi trong việc điều trị viêm khớp.
Rau ngải cứu giàu dưỡng chất nếu ăn thường xuyên rất tốt cho sức khỏe.
- Diệt ký sinh trùng: Nếu ăn cây ngải cứu còn được dùng để diệt ký sinh trùng như giun kim, giun đũa và sán dây. Điều này là do ngải cứu có khả năng gây tê liệt, thay đổi cấu trúc của giun và đẩy chúng ra ngoài. Ngải cứu chứa tinh chất santonin – một chất có tác dụng gây tê liệt và tiêu diệt giun sán hiệu quả. Bên cạnh đó, ngải cứu cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ điều trị giun sán tốt hơn.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Ngải cứu đã được sử dụng để điều trị chứng đầy hơi, viêm dạ dày. Hợp chất terpenes có trong loại “vua thảo mộc” này có tác dụng kích thích chất nhầy dạ dày và bài tiết đường ruột từ đó giúp làm dịu chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, loại rau này còn có thể làm giảm axit dạ dày - nguyên nhân gây trào ngược axit và loét dạ dày.
- Giảm đau bụng kinh hiệu quả: Ngải cứu được sử dụng để giảm đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bởi ngải cứu có chất moxibnance có thể điều trị chứng đau bụng kinh.
- Tăng cường miễn dịch: Đây là loại rau giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E, K, canxi, kali, magie, sắt,.... Các chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, ngải cứu chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenol,... giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do đồng thời làm giảm hoặc trì hoãn tổn thương tế bào do căng thẳng oxy hóa – yếu tố có thể dẫn đến ung thư, viêm mãn tính và các bệnh khác.
- Tốt cho da: Thực chất tinh dầu chiết xuất từ ngải cứu là một loại thuốc dùng để chữa vết côn trùng cắn và làm dịu các vết thương trên da hiệu quả. Tinh dầu ngải cứu cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng da như mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến nếu sử dụng đúng cách.
Ngải cứu là loại thảo mộc có hàm lượng chất oxy hóa cao, rất tốt trong việc điều trị xương khớp, giảm đau bụng kinh và ngăn ngừa ung thư. Ảnh minh họa.
Gợi ý một số món từ lá ngải cứu "bổ như thuốc"
1. Món trứng rán ngải cứu
Nguyên liệu:
- 4 quả trứng gà
- 1 mớ ngải cứu
- 2 quả quất
- Gia vị: dầu ăn, muối, tương ớt
Cách làm:
Món trứng rán ngải cứu vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.
Bước 1:
- Rau ngải cứu nhặt ngọn non, bỏ những lá già, sâu vàng và cọng già cứng. Rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng 5 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại, để ráo. Thái thật nhỏ.
Bước 2
- Đập trứng gà ra bát, đánh tan. Cho rau ngải cứu vào trứng cùng 1/3 thìa cà phê muối, quấy thật đều
- Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa canh dầu ăn vào đun nóng, đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào chảo. Nghiêng chảo cho trứng láng đều mặt chảo. Vặn lửa nhỏ, khi mặt dưới của trứng định hình, mặt trên se lại thì lật mặt. Không nên lật sớm quá trứng sẽ bị nát. Rán cho đến khi mặt còn lại chín, ngả vàng, tăng nhiệt độ để trứng được vàng ruộm là trứng ngải cứu đã chín hoàn toàn.
- Cho trứng ra đĩa, cắt nhỏ và thưởng thức ngay khi còn nóng cùng chén muối pha tương ớt và vắt vải quả quất.
Trứng gà rán ngải cứu là món ăn dân dã ngon miệng, có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh rất tốt. Ngải cứu đắng, hòa cùng trứng gà rán vàng ươm, thơm phức.
2. Món trứng cuộn ngải cứu bồi bổ sức khỏe
Nguyên liệu:
- 250 g thịt xay nhuyễn hoặc giò sống
- 3 quả trứng
- 1 bó rau ngải cứu
- Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu, nước mắm, dầu ăn.
Cách làm trứng cuộn ngải cứu
Bước 1:
- Đầu tiên cho thịt xay vào bát, ướp thịt với một ít mắm, hạt nêm, hạt tiêu rồi trộn đều cho ngấm gia vị.
Bước 2:
- Rau ngải cứu rửa sạch sau đó thái nhỏ cho vào tô. Đập trứng vào và thêm một ít nước mắn rồi trộn đều hỗn hợp.
Bước 3:
- Cho chảo lên bếp, cho 1/2 thìa dầu ăn vào láng đều mặt chảo. Khi chảo đã nóng bạn cho hỗn hợp trứng rau ngải vào rồi dàn đều trên mặt chảo. Bạn đun ở lửa vừa, khi mặt trên trứng hơi se lại thì bạn cho trứng ra đĩa.
Bước 4:
- Bạn nên dùng thìa múc từng muỗng thịt xay đã ướp phết đều lên trên mặt trứng.
Bước 5:
- Hãy cuộn tròn thành một thanh dài, sau đó cho vào nồi hấp hấp khoảng 20 phút là trứng cuộn thịt chín.
Bước 6:
- Lấy trứng cuộn thịt ra cắt thành miếng vừa ăn là xong.
Lưu ý: Mặc dù rau ngải cứu tốt cho sức khỏe nhưng ở một số người, ngải cứu có thể gây ra dị ứng như hắt hơi, xoang hoặc phát ban. Những người bị dị ứng với đào, táo, cà rốt, cần tây, hoa hướng dương và một số loại thực vật khác nên tránh ăn ngải cứu.
Nguồn: [Link nguồn]
Tuổi thơ của nhiều người, chỉ cần ra ruộng là có thể hái bồng khoai về nấu canh nhưng giờ đây ở thành phố thì khó tìm mua. Muốn nấu canh bồng khoai không bị ngứa nhất định phải biết bí quyết này.