Ăn 1 mớ rau này như "nhân sâm của người nghèo", nhìn đẹp mắt lại thơm ngon

Thoạt nhìn loại rau này như con sâu bự nhưng lại giàu vitamin, bảo vệ thị lực, giúp xương chắc khỏe... Đặc biệt ở chợ nào cũng bán, mua về xào thịt rất thơm ngon.

Một số lợi ích "vàng" của đậu rồng 

Đậu rồng là một loại rau được nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Loài rau này không những phong phú về thành phần dinh dưỡng mà còn được ứng dụng trong điều trị bệnh rất hiệu quả.

Tùy theo vùng miền sẽ có cách gọi khác nhau. Đậu rồng hay còn gọi là đậu khế, đậu vuông. Thoạt nhìn đậu rồng có màu xanh nhạt hoặc vàng lục hình bốn cạnh giống múi khế, các cạnh có răng cưa. Nhìn chúng giống như con sâu rau bự.

Cây đậu rồng có rất nhiều công dụng, phần lá có thể ăn như rau bina, hoa có thể trộn làm salad, hạt đậu rồng sử dụng tương tự như đậu tương.

Cây đậu rồng có rất nhiều công dụng, phần lá có thể ăn như rau bina, hoa có thể trộn làm salad, hạt đậu rồng sử dụng tương tự như đậu tương.

- Nhiều chất dinh dưỡng: Mặc dù có bề ngoài độc lạ nhưng đậu rồng có thịt dày, có mùi thơm đặc trưng, ăn rất ngon. Loại rau này giàu chất dinh dưỡng hơn đậu bắp, có chưa các chất dinh dưỡng như vitamin E, carotene, canxi và sắt...

- Giúp chắc xương: Vào mùa hè, hãy ăn nhiều loại rau này bởi nó có thể giúp xương chắc khỏe, bảo vệ thị lực, tăng cường khả năng miễn dịch, dưỡng ẩm cho đường ruột, rất tốt cho cơ thể.

- Ngăn ngừa lão hóa hiệu quả: Bổ sung loại rau này vào bữa ăn hàng ngày sẽ có tác dụng làm đẹp và chống lão hóa nhờ vào hàm lượng vitamin C và vitamin A, hai chất chống oxy hóa giúp cải thiện làn da tự nhiên và ngăn ngừa tình trạng sạm da, vết chân chim. Vitamin C còn giúp tăng độ đàn hồi cho da.

- Rất tốt đối với phụ nữ và trẻ nhỏ: Trong đậu rồng chứa nhiều axit folic, một chất rất quan trọng cho quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào ở thai nhi, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Bổ sung axit folic từ đậu rồng trong thời kỳ mang thai còn giúp phòng chống tình trạng thiếu máu thiếu sắt và suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Đậu rồng chứa protein giống như đậu nành, phù hợp cho phụ nữ sau sinh và cho con bú. Bổ sung đậu rồng vào chế độ ăn sẽ giúp tăng tiết sữa và cải thiện chất lượng sữa. Điều này sẽ giúp trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Thiếu protein trong sữa mẹ có thể gây nhẹ cân cho trẻ nhỏ.

- Tăng cường sức đề kháng: Đậu rồng có nhiều thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng. Bổ sung đậu rồng vào chế độ ăn hàng ngày giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Đặc biệt, đậu rồng còn chứa nhiều kẽm, giúp hạn chế tình trạng cảm cúm thông thường. Ngoài ra, thành phần magie trong đậu rồng đã được chứng minh có tác dụng cải thiện tình trạng hen suyễn, bởi magie giúp điều hòa hơi thở và bình thường hóa tình trạng này. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng về việc bổ sung đậu rồng vào chế độ ăn uống để cải thiện bệnh hen suyễn.

- Bổ mắt: Loại rau này chứa nhiều vitamin có tác dụng cải thiện các tín hiệu cơ và dây thần kinh, giúp tăng cường sự liên kết giữa mắt và não. Đồng thời, các món ăn từ đậu rồng còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về mắt như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

Đậu rồng chế biến được nhiều món ngon. Ảnh minh họa.

Đậu rồng chế biến được nhiều món ngon. Ảnh minh họa.

Công thức chế biến loại rau đậu rồng thơm ngon, bổ dưỡng

Món đậu rồng xào tỏi

Ăn 1 mớ rau này như "nhân sâm của người nghèo", nhìn đẹp mắt lại thơm ngon - 3

Nguyên liệu: Đậu rồng, tỏi, ớt, mỡ lợn.

Cách làm:

- Rửa sạch đậu rồng.

- Giống như loại đậu thông thường, đậu rồng có gân cứng, bạn nên xé bỏ.

- Cắt đậu rồng thành từng miếng nhỏ.

- Khi nước sôi cho đậu rồng vào và chần qua, vớt ra để ráo nước rồi đặt sang một bên.

- Cho mỡ lợn, làm nỏng chảo, cho tỏi ớt băm vào xào cho thơm, sau đó cho đậu rồng đã cắt khúc vào, xào đều.

- Món ăn thêm phần đậm đà bạn nên cho chút muối và nước cốt gà vào món ăn cho vừa miệng và tăng độ tươi ngon, xào đều rồi đổ ra đĩa à thưởng thức.

Lưu ý: rau đã được chần qua nên bạn không cần xào quá lâu để đảm bảo rau giòn, ngọt không bị quá nhũn.

- Một mẹo hay trong nhà bếp là khi đi chợ nên chọn đậu rồng mềm, còn tươi non. Nếu cánh đậu có mày vàng và đen thì quả đậu không còn tươi, bạn không nên mua. Quả đậu rồng cũ có mùi vị không ngon và ít chất dinh dưỡng.

Món đậu rồng xào thịt

Ăn 1 mớ rau này như "nhân sâm của người nghèo", nhìn đẹp mắt lại thơm ngon - 4

Nguyên liệu: Đậu rồng, thịt nạc (tốt nhất là thịt nạc vai đầu giòn), tỏi, hành.

Cách làm:

- Đầu tiên nên xé bỏ phần gân già của đậu rồng, rửa sạch và dùng dao chéo cắt thành từng miếng. Tỏi và hành cắt lát hoặc băm nhỏ.

- Tiếp theo thịt lợn rửa sạch, thái miếng, thêm một ít dầu hào và bột bắp vào, trộn đều rồi ướp gia vị.

- Làm nóng chảo, cho dầu vào đun nóng rồi đổ dầu ra. Cho thịt đã ướp vào xào cho đến khi thịt đổi màu.

- Cho phần dầu thừa trước đó vào, cho tỏi và hành băm vào xào cho đến khi có mùi thơm. Sau đó thêm đậu rồng vào xào.

Để ăn loại rau này an toàn chỉ cần chần qua nước sôi để loại bỏ các chất có hại, giúp bạn có món ăn ngon, khỏe mạnh.

Lưu ý: Đậu rồng có thể ăn sống được, tuy nhiên việc lựa chọn ăn sống hay chế biến đậu rồng phụ thuộc vào sở thích và thực phẩm truyền thống của từng vùng miền.

Loại rau này nếu ăn sống sẽ có vị hơi chua, giòn, khi ăn sống bạn nên chọn đậu rồng tươi, không bị khô hay đã hỏng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một mẹo hay nhà bếp bạn nên "bỏ túi" là mua đậu rồng non mềm, xanh tươi, sáng bóng vì đậu già, đậu thu hoạch lâu sẽ có mùi vị kém và ít dinh dưỡng.

Mặc dù đậu rồng giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu bạn đang mức bệnh tiểu đường hay bệnh thận, thì nên hạn chế ăn đậu rồng sống hoặc nói chung là các thực phẩm sống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn: [Link nguồn]

Với hương vị lạ, loại rau dân dã này xưa từng bị coi là cỏ dại, nay luôn trong tình trạng “cháy hàng”, trở thành món đặc sản được dân phố ưa chuộng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi (t/h) ([Tên nguồn])
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN