Ai ăn mận hậu cũng nên biết điều này, chuyên gia chỉ rõ 4 nhóm người tuyệt đối không nên ăn

Sự kiện: Sống khỏe

Mận hậu chín có cả vị chua và ngọt, lại chứa hàm lượng axit cao nên có thể ảnh hưởng đến dạ dày, thận, men răng…

Mận hậu đang vào mùa chín ngon nhất trong năm, vị chua ngọt, giòn tan khi nhai nên từ lâu đã trở thành món ăn vặt yêu thích của nhiều chị em.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mận là loại trái cây vừa chua vừa ngọt, giàu chất xơ, nhiều axit amin, protein và muối khoáng. Ngoài ra, mận không có chất béo hoặc cholesterol xấu. Đông y đánh giá mận có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, sinh tinh dịch, ăn khó tiêu, khó tiểu tiện.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù yêu thích quả mận đến mức nào, khi ăn cũng cần tuân thủ những điều sau đây:

Không nên ăn quá 10 quả mận/ngày: Ảnh minh họa

Không nên ăn quá 10 quả mận/ngày: Ảnh minh họa

- Không nên ăn quá nhiều mận, nếu yêu thích thì mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 5 đến 10 quả là hợp lý.

- Tuyệt đối không nên ăn mận trong lúc đói để bảo vệ dạ dày, nhất là những người bị bệnh đau dạ dày.

- Cần rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng từ 15-20 phút trước khi ăn để đảm bảo các chất bẩn thuốc hóa học còn bám trên mận được loại bỏ hoàn toàn.

- Mận chín rộ vừa rẻ vừa ngon, ngoài việc ăn mận tươi bạn có thể chế biến mận thành món mứt mận, ô mai mận, siro mận, bảo quản cẩn thận để ăn quanh năm khi mận đã hết mùa.

Nhóm người được khuyến cáo không nên ăn mận:

Mận chín có thể chế biến thành món như mứt mận, ô mai mận, siro mận...

Mận chín có thể chế biến thành món như mứt mận, ô mai mận, siro mận...

Người bị bệnh dạ dày

Mận là loại quả có vị chua, chứa hàm lượng axit cao có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt là ở trẻ em. Những đối tượng đang mắc bệnh dạ dày được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì sẽ làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn.

Người mắc bệnh thận

Lượng oxalate dồi dào trong quả mận có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này sẽ gây ra hiện tượng kết tủa trong thận, sau một thời gian dài có thể gây ra sỏi thận và sỏi bàng quang. Khuyến cáo những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn.

Người bị nóng trong

Đông y cũng khẳng định, ăn quá nhiều mận có thể gây ra hiện tượng nóng trong, sinh nhiệt và gây nên mụn nhọt trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường chính vì vậy nên tránh ăn mận kẻo sinh phát ban hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Người chuẩn bị phẫu thuật

Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh dừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Đây mới là cách ăn dứa tốt nhất  chuyên gia chỉ rõ nếu bạn thuộc nhóm này thì tuyệt đối không nên ăn

Thời điểm tốt nhất để bổ sung dứa là sau bữa ăn khoảng 2 giờ và hạn chế ăn nhiều vào buổi tối để tránh bị chướng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN