9 thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại gây hại nếu ăn quá nhiều
Trái cây sấy khô, bánh gạo, sữa chua ngọt… là những món ăn tưởng bổ dưỡng nhưng lại là con dao có hại khi tiêu thụ nhiều.
1. Sữa chua ngọt
Có sữa chua thực sự tốt cho cơ thể của chúng ta sữa chua không đường hoặc không có phụ gia sẽ có lợi hơn. Một loại sữa chua ngọt có thể là một món tráng miệng nhưng không phải là một sản phẩm sữa cần thiết.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh các sản phẩm sữa có chứa chất làm đặc và tinh bột. Thay vào đó, hãy thêm một số loại quả mọng tươi, gia vị và chiết xuất vani vào sữa chua tự nhiên.
2. Gạo
Người ta nói rằng gạo gần giống như bánh mì và về mặt dinh dưỡng, gạo trắng là ít có lợi nhất. Nó chứa một lượng lớn carbohydrate đơn giản có thể gây tăng cân.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng gạo tốt cho cơ thể nhưng bạn không nên ăn quá nhiều vì nó chứa quá nhiều tinh bột.
3. Rau mùi tây
Mùi tây có thể thực sự có hại. Đầu bếp thiếu kinh nghiệm không nên thêm chúng vào món salad và trộn chúng với mayonnaise, kem chua hoặc dầu vì mùi tây có thể tạo nitrit và biến thành chất độc trong vòng 30 phút.
Các nhà dinh dưỡng khuyên không nên cho mùi tây vào món ăn cho đến khi thưởng thức chúng.
4. Nước sốt
Bạn đã bao giờ nhận thấy nước sốt cà chua tự làm khác nhau như thế nào so với sốt cà chua mua tại cửa hàng? Mayonnaise, mù tạt và các loại nước sốt khác không phải là ngoại lệ. Điểm khác nhau chính là tất cả các loại nước sốt bán sẵn đều có chứa đường.
Các chuyên gia dinh dưỡng giải thích: cho đường vào nước sốt sẽ rẻ hơn là dùng cà chua để làm nước sốt.
5. Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô đã trở nên phổ biến hơn đặc biệt là với những người theo chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng điều họ không chú ý chính là hoa quả sấy khô còn chứa nhiều calo hơn cả khoai tây chiên.
Những loại trái cây sấy này thường trông đẹp và hương vị hấp dẫn nhờ hương liệu hóa học. Và sau khi sấy khô, những loại trái cây sấy này không mấy hữu ích hay tốt cho sức khỏe.
Trước khi mua trái cây sấy khô, hãy chú ý đến màu sắc tươi sáng, độ bóng không tự nhiên, độ mềm mại hoặc mùi của chúng. Nếu được sấy khô tự nhiên, chúng sẽ không sáng hoặc không mềm.
6. Nho
Nghe có vẻ lạ nhưng nho không tốt cho sức khỏe nếu ăn nhiều. Chính vị ngọt của nó khiến ta ăn quá nhiều nho cùng 1 lúc. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng chúng ta nên trộn nho với các sản phẩm khác. Và không nên ăn nho cùng với các món ăn nhiều dầu mỡ, cá, dưa chuột tươi, dưa, bia hoặc sữa.
7. Cá nấu chín sai cách
Cá hầu như không có chất béo có hại và chứa chất béo hữu ích như axit béo omega-3. Các nhà khoa học tại Đại học Hawaii đã nghiên cứu cấu trúc hóa học của các món cá phổ biến nhất. Các bác sĩ tim mạch Hoa Kỳ cho rằng cá chiên, hun khói và nấu quá mặn món cá sẽ gây hại cho cơ thể.
8. Ngô biến đổi gen
Sau nhiều cuộc kiểm tra khác nhau, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng phấn hoa từ ngô biến đổi có chứa chất độc. Ở nhiều nước, loại ngô này thậm chí còn bị cấm.
Không nên ăn ngô đóng hộp hoặc bất kỳ sản phẩm đóng hộp nào khác. Tốt hơn là luộc hoặc nướng ngô để đảm bảo giữ lại các chất dinh dưỡng có lợi của ngô.
9. Bánh gạo
Bánh gạo được ưa chuộng trong nhiều chế độ ăn kiêng vì chúng hầu như không chứa chất béo. Vài năm trước, các tạp chí nổi tiếng thậm chí còn đề nghị thay thế bánh mì bằng bánh gạo.
Thật không may, một chiếc bánh gạo có chỉ số đường huyết cao vì vậy bạn sẽ cảm thấy đói thực sự ngay sau khi ăn chúng. Kết quả là, bạn có thể ăn nhiều bánh gạo hơn và nạp calo hơn mức bình thường gây tăng cân.
Xôi là món ăn quen thuộc của nhiều người, thế nhưng với một số đối tượng, ăn xôi buổi sáng có thể gây hại cho sức...