9 lưu ý khi hữu hiệu ăn trứng, áp dụng đúng chẳng khác nào "siêu thực phẩm"
Trứng gà là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên có rất nhiều thông tin sai lệch về việc ăn trứng. Vậy thực tế, ăn trứng gà thế nào để tốt nhất?
Trứng gà là món ăn ngon, bổ dưỡng và tiện dụng được nhiều người ưa thích. Mỗi quả trứng gà chứa khoảng 141–234 mg cholesterol, đây chính là điều khiến nhiều người lo ngại và trở nên rụt rè khi ăn trứng.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây ở Trung Quốc, có 28.000 người không mắc bệnh tim mạch được theo dõi trong gần 10 năm đều có thói quen mỗi ngày ăn một quả trứng gà. Nhờ đó sẽ không làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Nhóm nghiên cứu đồng thời đã tiến hành phân tích Meta đối với 1.6 triệu người cho thấy, mỗi ngày một quả trứng gà dường như làm giảm 9% nguy cơ đột quỵ.
Trước đây, các nghiên cứu của Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng chứng minh rằng, ăn trứng làm giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, ăn trứng còn có thể làm giảm nguy cơ xuất huyết não lên đến 25%.
Theo chia sẻ của PGS.TS Trần Đình Toán (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng), để ăn trứng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thì người ăn cần nắm rõ một số lưu ý:
Ảnh minh hoạ
- Không nên kết hợp ăn trứng với đường để tránh cảm giác bụng dạ khó chịu, đồng thời khó hấp thu được chất dinh dưỡng từ trứng.
- Không nên ăn trứng với tỏi, không ăn trứng để qua đêm, đặc biệt là không ăn trứng kho…
- Một số nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng: người bị tăng mỡ máu, tiền sử mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường…
- Người dễ bị dị ứng không nên ăn trứng sống như húp trứng sống, trứng đánh kem, luộc chưa chín hẳn (trứng chần, luộc lòng đào…).
- Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn trứng vì khó hấp thu, không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ.
- Không ăn trứng chưa chín sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại, tồn tại sẵn trong trứng, nhất là từ vỏ trứng lây lan vào trứng trong quá trình chế biến.
- Không nấu trứng chín quá bởi sẽ làm phân hủy, mất tác dụng của chất sắt có trong trứng.
- Nên chọn trứng tươi, không dập nát, không bám bẩn. Đối với trứng tươi, bạn cũng nên ăn trong thời gian nhất định, không nên để quá lâu sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng.
- Không nên ăn quá nhiều, người lớn chỉ nên ăn trung bình mỗi ngày 1 quả dù là trứng gà hay trứng vịt. Người đang mang thai cũng nên ăn trứng một cách hợp lý. Đối với trẻ em, ăn trứng cần phải lưu ý nhiều hơn, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên về dinh dưỡng trước khi quyết định.
Nguồn: [Link nguồn]
5 công thức chế biến trứng này vừa dễ làm vừa ít dầu mỡ và gia vị rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình.