9 “luật ngầm” khi ghé tới các khu ẩm thực ở Singapore: Nên biết trước khi du lịch
Để tránh những bỡ ngỡ không đáng có khi lần đầu tới Singapore du lịch, bạn nên nắm một số “mẹo” khi ăn uống tại các khu ẩm thực.
Đặc điểm ẩm thực nổi bật nhất của Singapore chính là các khu ẩm thực trải dài khắp hòn đảo. Đối với những người sành ăn, những món ngon đích thực được bày bán trong các khu ẩm thực này, vì vậy bạn phải nắm rõ "luật ngầm" khi tới đây. Dưới đây là 9 “mẹo” ăn uống có thể giúp ích bạn được phần nào khi tới Singapore du lịch.
1. Không có món ăn nào giống nhau
Tại các khu ẩm thực ở Singapore hầu như không có sự cạnh tranh gay gắt của các món ăn cùng loại. Một khi đã có một cửa hàng thịt nướng trong khu ẩm thực thì không có cửa hàng thứ 2 tương tự.
Ban quản lý luôn cân nhắc trước khi cho thuê, cố gắng đa dạng hóa các món ăn để thu hút nhiều du khách ghé tới và tránh khả năng cạnh tranh.
Đối với những ai lần đầu ghé tới các khu ẩm thực Singapore, bạn không cần lo lắng về việc bị chèo kéo (chủ quán sẽ bị phạt nếu có hành vi chèo kéo khách quá mức). Bạn chỉ cần tập trung vào món mình muốn ăn và tìm cửa hàng bán nó.
2. Cửa hàng đồ uống độc quyền
1 lon Coke chỉ có giá 0,6 đô la Sing trong siêu thị, nhưng có giá 1,5 đô la Sing tại các khu ẩm thực. Chênh lệch giá lớn, lợi nhuận cao nên chắc hẳn nhiều người muốn sang khu ẩm thực để bán đồ uống.
Thế nhưng, trong khu ẩm thực chỉ có một quầy chuyên bán đồ uống, họ cũng chính là chủ của toàn bộ khu ẩm thực. Tất cả những cửa hàng ăn uống khác đều phải thuê kiốt từ người này.
3. Giá nước trái cây không đá “nhỉnh” hơn một chút
Nhiều người có thói quen uống nước không đá, thường hay gọi “bán cho tôi một ly nước cam không đá”. Tại các khu ẩm thực có quy định rõ ràng, một ly nước trái cây có đá là 3,5 đô la Sing, nhưng không có đá là 4,5 đô la Sing.
Thông thường, người bán chuẩn bị sẵn ly nước ép với lượng trái cây quy định, nếu bạn không uống đá thì buộc phải trả thêm tiền vì họ sẽ sử dụng gấp đôi nguyên liệu thô, chi phí tất nhiên sẽ tăng lên.
4. Luôn sử dụng khay
Đối với những quán ăn tự phục vụ, chủ cửa hàng sẽ luôn nhắc nhở mọi người “nhớ lấy khay”. Thực ra, câu nói này ẩn chứa một ý nghĩa đặc biệt. Một số thực khách vứt xương trên bàn sẽ bị phục vụ nhắc nhở ngay “lần sau bạn nhớ để rác trên khay, như vậy sẽ dễ thu gom hơn”.
Hóa ra, khay không chỉ thuận tiện cho khách mang đi mà còn đóng vai trò tự mình dọn dẹp đống bừa bộn sau bữa ăn. Tốt nên hết bạn không nên xả bày bừa quá nhiều trên bàn ăn và vứt xuống đất.
5. Không có khăn giấy miễn phí
Các khu ẩm thực ở Singapore không cung cấp khăn giấy miễn phí, điều này khiến nhiều du khách phàn nàn. Do đó, khi ghé đến những khu này, có 3 thứ bạn nhớ phải mang theo: điện thoại di động, ví và khăn giấy.
Trong trường hợp bạn không mang theo khăn giấy và cần sử dụng nó thì phải làm sao? Bạn cần tới cửa tiệm bán nước để mua. Ở đây có bán những gói khăn giấy sẵn nhưng giá hơi đắt một chút. Nếu tới Singapore, bạn nên luôn có khăn giấy mang theo trong người.
"Văn hóa chiếm chỗ" của Singapore đề cập đến việc chiếm một chỗ ngồi bằng một gói khăn giấy. Nếu ai đó chiếm chỗ mà người khác đã ngồi, họ có thể bị nhìn chằm chằm một cách ác ý, thậm chí bị mắng mỏ ngay lập tức.
6. Đặt thìa lên cốc cà phê có nghĩa là “uống chưa xong”
Khu ẩm thực là một trong những nơi tốt nhất để thưởng thức các bữa ăn một mình và vô vàn các món ăn. Nhiều người sẽ mua một cốc cà phê hoặc trà sữa trong khi chờ đợi đồ ăn.
Để không bị người ta chiếm chỗ hoặc bị phục vụ dọn nhầm đồ uống trong lúc rời khi lấy đồ ăn, bạn nên đặt một chiếc thìa lên ly. Đây là quy luật bất thành văn trong các khu ẩm thực, nó chứng tỏ bạn đang uống nửa chừng và sẽ quay trở lại để uống nốt. Phục vụ thấy tín hiệu này sẽ không bao giờ đụng vào ly nước của bạn.
7. Trà ở khu ẩm thực làm từ lá trà nghiền
Nếu bạn đã từng thử tự pha trà sữa tại nhà, rất có thể nó có vị như thiếu thứ gì đó. Hầu hết mọi người không biết loại trà được phục vụ trong các khu ẩm thực là lá trà nghiền, không phải loại trà truyền thống được tìm thấy trong siêu thị.
Ngày xưa, loại trà này là rẻ nhất nên người bán hàng rong rất ưa chuộng. Khi uống bạn vẫn còn cảm giác lợn cợn của lá trà nên có thể xin chủ cửa hàng một thứ gì đó để lọc chúng.
8. Cà phê được rang với bơ
Mọi người tới khu ẩm thực vào buổi sáng thường thích gọi một tách cà phê. Những người sành cà phê sẽ nhận ra ngay loại cà phê ở đây rất khác biệt.
Trước đây, những cửa hàng sử dụng cà phê chất lượng kém, để tăng thêm hương vị cho nó người ta sẽ rang với bơ thực vật. Phương pháp này được sử dụng cho tới ngày nay, khiến cà phê ở các khu ẩm thực có mùi thơm nồng đặc biệt.
Trong trường hợp bạn vội vã đi nơi khác, một tách Kopi hoặc Teh nóng hổi có thể khiến bạn ngay lập tức đứng lại. Nó sẽ “đốt cháy” lưỡi của bạn ngay lập tức, bạn cần chờ đợi rất lâu mới có thể uống được.
Trong trường hợp này, các cửa hàng sẽ hỏi bạn uống nóng hay đá, câu trả lời tốt nhất lúc này “nóng một nửa” hoặc “uống ấm”.
9. Ăn cơm rau trộn, ngon nhất là với bông cải xanh
Cửa hàng bán cơm rau trộn có ở nhiều khu ẩm thực, chọn loại rau nào để thêm vào cơm là một vấn đề khiến nhiều người phân vân. Tốt hơn hết bạn nên chọn bông cải xanh hoặc trắng, nó có hương vị rất ngon.
Khi gọi món cơm rau trộn, nên chọn những món ăn có độ tươi xanh tự nhiên.
Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý tới thứ tự thịt và rau khi gọi món cơm trộn. Bạn nên gọi thịt trước, rau sau, có như vậy chủ cửa hàng sẽ đánh giá bạn là người sành ăn, còn hào phóng múc thêm.
Khi ăn cơm, bạn nhớ đừng quên món súp hoặc canh miễn phí kèm theo. Dù đó là cơm gà, bún… một bát súp ấm nóng sẽ giúp bạn sảng khoái và no lâu hơn. Nếu bạn có yêu cầu muốn uống thêm súp, đừng ngần ngại xin thêm, hầu hết các cửa hàng đều cung cấp miễn phí.
Người Nhật có rất nhiều quy tắc ăn uống khiến những ai lần đầu tiếp xúc với nền văn hóa của nước này đều rất ngạc nhiên.
Nguồn: [Link nguồn]