8 điều cấm kị khi ăn cà tím

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Không ăn sống, hạn chế ăn cùng thực phẩm có tính hàn, người bệnh thận nên ăn vừa phải... là những điều cần chú ý khi ăn cà tím.

Cà tím là một loại rau phổ biến. Nó có hình dạng dài và chủ yếu màu tím đậm, một số màu tím nhạt hoặc xanh lục.

Trước hết, cà tím rất giàu vitamin C và E. Những loại vitamin này có tác dụng chống oxy hóa và có thể giúp chống lại các tổn thương của gốc tự do đối với tế bào, ngăn ngừa lão hóa, các bệnh mãn tính.

Thứ hai, cà tím giàu kali, có thể giúp điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, cà tím còn chứa một lượng sắt và axit folic nhất định, có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu và các bệnh về thần kinh.

Ngoài những chất dinh dưỡng cơ bản này, cà tím còn chứa một số hợp chất đặc biệt như solanine và anthocyanin. Các hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, đồng thời giúp bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể khỏi bị hư hại.

Ảnh: TanyaLovus

Ảnh: TanyaLovus

Ăn cà tím điều độ có lợi ích gì cho sức khỏe?

Giảm cholesterol: Cà tím rất giàu vitamin P, có thể làm giảm mức cholesterol trong máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch.

Chất chống oxy hóa: Cà tím rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, vitamin E và beta -carotene, có thể giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, trì hoãn lão hóa.

Tăng cường khả năng miễn dịch: Các chất dinh dưỡng trong cà tím có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh khác.

Cải thiện tiêu hóa: Cà tím giàu chất xơ, có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.

Bảo vệ mắt: Cà tím giàu chất dinh dưỡng như vitamin A và beta -carotene, có lợi cho sức khỏe của mắt và có thể ngăn ngừa các bệnh về mắt như quáng gà.

8 điều cấm kỵ khi ăn cà tím

Tránh ăn cà tím sống

Cà tím chứa solanine, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, thậm chí ngộ độc. Vì vậy, cà tím nên được chần hoặc nấu chín trước khi ăn.

Kiểm soát lượng tiêu thụ

Tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng tiêu thụ quá nhiều cà tím có thể gây khó tiêu, thậm chí tiêu chảy. Mức tiêu thụ hàng ngày được đề nghị là không quá 150 gram.

Không chọn cà tím già

Cà tím già chứa hàm lượng solanine cao hơn, có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, sẽ an toàn hơn khi chọn cà tím tươi, mềm.

Thận trọng khi ăn nếu bị dị ứng

Trong cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao. Do đó, người bị hen suyễn, cơ địa dị ứng khi ăn vào rất dễ bị ngứa ở miệng, hoặc mẩn ngứa ngoài da, đặc biệt khi ăn phải cà tím chưa chín kỹ.

Dùng ít dầu khi nấu ăn

Cà tím có khả năng hút dầu rất tốt, ăn quá nhiều dầu sẽ không tốt cho sức khỏe. Nên sử dụng ít dầu hơn khi nấu cà tím hoặc sử dụng các phương pháp ít dầu như hấp hoặc luộc.

Không ăn cùng cua và các thực phẩm có tính lạnh khác

Ăn cà tím, cua và các thực phẩm có tính lạnh khác như ốc, ếch... cùng lúc có thể gây ra phản ứng hóa học, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính nên ăn điều độ

Cà tím có giá trị chữa bệnh nhất định. Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, ăn cà tím với mức độ vừa phải có thể có lợi. Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ chừng mực tùy theo tình trạng bản thân và làm theo lời khuyên của bác sĩ. Ăn quá nhiều cà tím có thể gây sỏi thận.

Chú ý đến phương pháp bảo quản

Cà tím cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt và nhiệt độ cao, tránh nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Đồng thời, cà tím đã cắt phải được nấu càng nhanh càng tốt để tránh tiếp xúc lâu với không khí.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách ăn này sẽ giữ được dinh dưỡng tối đa từ cà tím, giúp hạ huyết áp, cải thiện tâm trạng và ngủ ngon hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hướng Dương (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN