7 nguyên tắc ăn uống làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
Ung thư không phải là căn bệnh đáng sợ, bạn có thể phòng ngừa trước hoặc giảm thiểu trình trạng bệnh nhờ vào chế độ ăn uống đúng cách.
Nhiều loại ung thư có thể được phát hiện sớm thông qua các xét nghiệm sàng lọc. Ung thư không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa. Trong cuốn sách "Xây dựng cuộc sống khỏe mạnh khi về già", chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan sống tại Mỹ - Bạch Tiểu Lương cho biết, ngay cả khi mắc ung thư, chỉ cần hợp tác với bác sĩ, duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Ăn uống đủ chất để có năng lượng điều trị bệnh
Sau khi nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, phản ứng đầu tiên là tâm lý chán nản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thói quen ăn uống bình thường.
Nói cách khác, nhiều bệnh nhân ung thư tử vong không phải do bệnh tình nghiêm trọng ban đầu mà do suy dinh dưỡng, từ đó dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, điều trị không hiệu quả hoặc các biến chứng khác.
Bệnh nhân ung thư nên tăng 20% lượng calo tiêu thụ so với người bình thường. Trong quá trình điều trị, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể sẵn sàng đối mặt với những thử thách trong quá trình điều trị.
Dưới đây là 7 nguyên tắc ăn uống mà bạn có thể xem xét và điều chỉnh thói quen ăn uống, đồng thời cũng có thể tham khảo trong quá trình điều trị ung thư:
1. Tiêu thụ chất xơ, giảm thực phẩm chế biến
- Tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều rau củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Giảm lượng thực phẩm chế biến nạp vào cơ thể.
2. Tăng cường các loại dầu lành mạnh, giảm loại acid béo bão hòa
- Khi chế biến hoặc làm món nguội, sử dụng dầu ô liu thay thế dầu mè, bơ, mỡ động vật.
- Cố gắng loại bỏ phần mỡ trong thịt để giảm lượng acid béo bão hòa.
- Ăn ít nhất 1-2 lần cá hoặc hải sản mỗi tuần.
- Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chiên và thực phẩm chế biến sẵn.
3. Tăng cường các loại thực phẩm chống oxy hóa
- Tăng cường ăn các loại trái cây chín có màu sắc như việt quất, mâm xôi, nho đen và các loại rau củ tươi sống có màu sắc đa dạng.
- Ăn nhiều thực phẩm tự nhiên và giảm thực phẩm chế biến sẵn.
- Khi ăn thịt nướng hoặc thực phẩm chế biến, nên ăn cùng lúc với cam hoặc các loại rau củ, trái cây giàu vitamin C.
- Thêm gia vị có nguồn gốc từ thực vật có khả năng tăng cường hệ miễn dịch vào trong quá trình chế biến như cà ri, tỏi, gừng, rau húng và các loại gia vị khác.
- Uống đủ nước hằng ngày.
4. Tránh tạo ra các chất gây ung thư trong quá trình chế biến
- Nên sử dụng các phương pháp chế biến lành mạnh như luộc, hấp, hay salad để tránh tạo ra các chất gây ung thư trong quá trình chế biến.
- Tránh đun dầu ăn ở nhiệt độ quá cao.
- Tránh ăn các loại thức ăn nướng quá chín hoặc cháy.
5. Chú ý đến các loại bình đựng và bảo quản thực phẩm
- Không ăn các loại thực phẩm mốc.
- Sử dụng lò vi sóng đúng cách, sử dụng các loại bình đựng bằng thủy tinh, gốm sứ có thể chịu được nhiệt độ cao hoặc bình đựng bằng nhựa chịu được nhiệt độ cao.
- Chọn các loại dụng cụ như bát đĩa, cốc, thìa nồi chất lượng tốt.
- Tránh sử dụng túi nhựa, hộp đựng đồ ăn dùng một lần, vì nhiệt độ cao có thể làm cho các chất có hại trong nhựa nhiễm vào thực phẩm.
- Lưu trữ dầu ăn trong bình đựng kín và để ở nơi mát mẻ tránh ánh sáng.
6. Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm
- Trước khi chuẩn bị và ăn thức ăn, bắt buộc phải rửa tay bằng xà phòng, không sử dụng dung dịch khử trùng.
- Rau củ và trái cây phải được rửa sạch (có thể thêm vài giọt giấm trắng vào nước ngâm).
- Thực phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp, lưu trữ trong tủ lạnh (dưới 4 độ C) hoặc tủ đông để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Thịt sống, cá, gia cầm và trứng phải được xử lý riêng biệt.
- Rửa sạch dụng cụ, bàn, thớt, khăn lau đã sử dụng và tiếp xúc với thịt sống.
- Thịt, gia cầm, hải sản phải được nấu chín đúng cách
7. Điều kiện ăn uống khuyến khích sự thèm ăn
- Chọn loại thức ăn phù hợp với khả năng nuốt của bản thân, tránh ăn các loại thức ăn quá cứng hoặc quá nóng, để tránh kích thích quá mức miệng và thực quản, gây ra cảm giác khó chịu.
- Khuyến khích tự nấu đồ ăn để đảm bảo vệ sinh.
- Đảm bảo không gian ăn uống sạch sẽ và an toàn, tránh tiếng ồn và đông đúc quá mức.
- Các phương pháp ăn uống thoải mái như nói chuyện với gia đình, bạn bè hoặc nghe nhạc có thể thúc đẩy thèm ăn và tăng cường sức đề kháng.
Natto là một món ăn truyền thống của người Nhật, nổi tiếng với mùi hôi đặc trưng nhưng nó lại rất tốt cho sức khỏe.
Nguồn: [Link nguồn]