7 món ăn ngon làm từ loại cây nổi trôi xưa dành cho lợn, giờ thành nhiều món ăn ngon, độc đáo

Loại cây nổi trôi từ nông thôn tới thành thị ai cũng biết bởi hàng vài chục năm trước họ từng lấy về nuôi lợn. Nhưng giờ đây thành món ăn ngon đặc trưng mà chỉ cần nhắc tới địa danh là liên tưởng ngay tới món đó.

Lục bình với nhiều món ăn đậm đà đất 9 rồng

Các vùng miền Việt Nam đều có những món ăn ngon đặc trưng mà chỉ cần nhắc tới địa danh là người ta liên tưởng ngay tới món đó - như cây lục bình (còn còn là bèo tây) trôi nổi có mặt khắp Việt Nam, nhưng ở vùng đất 9 rồng (mỹ từ rất đẹp hình tượng hóa về sông Mê Kông ở Đồng Bằng sông Cửu Long) lại được biến tấu thành những món ăn ngon độc đáo.

Lục bình vốn là loài cây hoang dã sống trôi nổi trên mặt sông nước, ao hồ xưa kia bà con các vùng hay lấy về nấu cám lợn, nhưng bà con vùng đất 9 rồng lại chế biến thành nhiều món ăn ngon đặc trưng từ thời cha ông mang gươm đi mở nuớc. Những năm đất nước còn khó khăn, bà con dùng lục bình như một loại rau, chủ yếu là dùng ngó và bông lục bình để ăn sống, xào với mỡ heo.

Ngày nay, lục bình được dùng làm nguyên liệu cho ngành thủ công nghiệp, còn trở thành thứ rau dễ kiếm cho nhiều món ăn ngon từ bữa ăn gia đình, đến các buổi gặp gỡ ở nhà hàng sang trọng. Xin điểm qua một số món ăn làm từ lục bình, ai có duyên được thưởng thức một lần sẽ không thể quên được.

Thứ cây xưa nuôi lợn, giờ thành thứ rau có mặt trong nhiều món ăn ngon ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa.

Thứ cây xưa nuôi lợn, giờ thành thứ rau có mặt trong nhiều món ăn ngon ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa.

1. Ngó lục bình xào thịt ba chỉ

Muốn làm món lục bình xào, trước hết phải chọn những cọng lục bình non tơ mơn mởn (ngó lục bình), cắt ra từng khúc dài độ 10 cm, rửa sạch với nước muối pha loãng, xong bóp cho ráo nước.

Thịt ba rọi xắt mỏng, ướp với hành, tiêu, tỏi, nước mắm rồi cho vào chảo xào.

Sau đó, cho tất cả lục bình vào, tiếp tục đảo đều, nêm nếm vừa ăn rồi bắc xuống, bày ra đĩa.

2. Gỏi lục bình

Gọt bỏ vỏ ngoài ngó lục bình và bào thành miếng mỏng, rồi ngâm nước có pha một ít phèn và nước cốt chanh khoảng 5 phút (để ngó lục bình không sẫm màu và có độ giòn). Vớt ra xả sạch, để ráo.

Ốc gạo luộc chín khêu lấy ruột. Thịt ba rọi luộc chín xắt miếng mỏng.

Cho các nguyên liệu đã sơ chế trên vào đĩa trộn đều cùng các gia vị, rau răm, chanh đường, ớt, nước mắm, đậu phộng rang giã giập. Nêm nếm lần cuối rồi bày ra đĩa. Khi ăn làm thêm chén nước mắm chua ngọt cho vừa vị.

Gắp ruột con ốc gạo, miếng thịt luộc cùng với miếng ngó lục bình chấm vào chén nước mắm tỏi ớt đưa lên miệng nhai từ tốn, sẽ nghe vị ngọt, béo của ốc gạo, của thịt; vị giòn, ngọt cùng mùi thơm thoảng đặc trưng của ngó lục bình lan tỏa rất ngon miệng.

Hoa và ngó cây lục bình được sử dụng nhiều nhất trong mòn ăn ngon. Ảnh minh họa.

Hoa và ngó cây lục bình được sử dụng nhiều nhất trong mòn ăn ngon. Ảnh minh họa.

3. Bông lục bình xào thịt bò

Chuẩn bị khoảng 7 bông hoa lục bình, thịt bò phi lê (khoảng 100 gram), cùng các gia vị khác (muối + đường + tiêu + tỏi + hạt nêm + bột ngọt + nước tương).

Hoa lục bình rửa sạch, để ráo (nhớ rửa nhẹ tay, tránh hoa bị giập), cắt ngắn vừa đũa gắp.

Thịt bò xắt lát mỏng, ướp gia vị (tiêu, tỏi, nước tương, hạt nêm, bột ngọt…) cho vừa khẩu vị, để ngấm khoảng 15 phút.

Bắc chảo lên bếp phi mỡ (dầu ăn) cho thơm cho thịt bò vào xào vừa chín tới, nhắc xuống.

Cuối cùng, cho hoa lục bình vào trộn nhanh với thịt bò, múc ra đĩa. Rắc thêm ít hành lá (xắt khúc), tiêu, vài cọng ngò rí và một đĩa con nước tương ớt.

4. Ngó lục bình xào tôm/tép

Phi tỏi cho thơm lừng, trút ngó lục bình đã sơ chế sạch vào xào chín rồi mới cho tép vào đảo đều. Nêm lại nước mắm ngon, bột ngọt, tiêu xay nhuyễn.

Đĩa lục bình xào tép chấm với nước tương, hoặc nước mắm vắt chanh, dầm trái ớt hiểm thì rất tốn cơm.

5. Canh chua lươn với bông lục bình

Cho vắt me vào rổ, nhúng nước sôi để lấy chất chua đặc trưng rồi vớt bỏ xác.

Thả lươn đã làm sạch vào đun tới chín. Nêm nếm vừa ăn mới thả bông lục bình vào.

Có thể thêm vào nồi canh ít cọng bông súng, hay nhúm bông điên điển để màu sắc thêm hấp dẫn, thêm ít lát ớt, ngò gai, ngò om lại càng thơm ngon, đậm đà.

6. Lẩu mắm lục bình

Mắm nấu với nước dừa hoặc nước hầm xương heo. Sau khi lược bỏ xương cá, nêm nếm theo bí quyết riêng là xong phần nước lẩu.

Bỏ thêm nấm rơm, cà tím, khổ qua để tăng vị ngon ngọt và sắc màu của nồi nước. Yếu tố hấp dẫn nhất của lẩu mắm nằm ở những món ăn kèm, thường là thịt ba rọi, tép bạc, cá tra (basa), cá kèo, tôm sú, ốc bươu, thịt bò, lươn…

Lẩu mắm kết hợp được mọi thực phẩm cá, thịt... tùy ý thích của thực khách. Cuối cùng, thứ không thể thiếu chính là rau dại: Bông lục bình để nguyên chùm, ngó lục bình bẻ cọng 10cm, rửa sạch và cho vào nồi lẩu đang nóng.

Nồi lẩu nóng, vị cay, mặn của của món lẩu mắm lục bình đặc trưng chính là hương vị rất riêng của miền sông nước.

7. Ngó lục bình chấm mắm kho

Ngó lục bình vừa mềm, vừa ngọt, tính mát và có mùi vị đặc trưng. Nhiều bà nội trợ, nhất là các tay sành điệu ẩm thực còn dùng ngó lục bình và bông lục bình để bóp gỏi chấm mắm kho.

Ngó lục bình non rửa sạch. Tốt nhất là ngâm với một ít muối loãng dùng để ăn sống chấm nước mắm kho, cá kho. Tuyệt vời nhất là chấm với nước cá kèo kho lạt.

Nguồn: [Link nguồn]

Hết hồn với món ăn như giun nấu chín, biết được quy trình chế biến càng không dám ăn

Mặc dù Đài Loan nổi tiếng với nhiều món ăn ngon nhưng tại quốc gia này cũng có không ít những món khó nuốt ngay cả đối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Thuyết Hùng (Ninh Bình) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN