5 thói quen rửa bát 'rước bệnh tật' vào người

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Xếp chồng bát đũa bẩn lên nhau, không khử trùng bộ đồ ăn, dùng nước rửa chén đậm đặc... sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh.

5 thói quen rửa bát 'rước bệnh tật' vào người - 1

1. Xếp chồng bát bẩn lên nhau

Nhiều người có thói quen xếp bát đĩa lại với nhau để rửa sau bữa ăn, nhưng cách làm này có thể dẫn đến lây nhiễm chéo. Nên tách riêng bộ đồ ăn có dầu và không có dầu sau bữa, đồng thời lau sạch đáy bát. Nếu bát đĩa có nhiều dầu, bạn nên lau sạch bằng giấy ăn trước khi vệ sinh.

2. Dùng miếng vải rửa chén không sạch

Các vi khuẩn gây bệnh như Candida albicans, Escherichia coli, Salmonella hay Staphylococcus aureus có thể được tìm thấy trong miếng vải rửa chén không sạch sẽ, khiến bộ đồ ăn bị nhiễm khuẩn trở lại. Do đó, bạn nên vệ sinh miếng vải rửa chén đũa, đặt ở nơi thoáng gió để khô sau mỗi lần sử dụng.

3. Bát đĩa, đũa để lâu không được khử trùng

Sau khi rửa sạch bộ đồ ăn, tốt nhất nên cho chúng vào tủ khử trùng, hoặc tráng vài phút trong nước sôi, đồng thời thay bát đũa thường xuyên.

4. Không pha loãng nước rửa chén

Nhiều người thích đổ nước rửa chén trực tiếp lên bộ đồ ăn, điều này khiến lượng nước rửa chén vượt quá tiêu chuẩn. Theo thời gian, các hóa chất độc hại có thể tích tụ, dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của người dùng. Tốt nhất nên pha loãng trước khi sử dụng.

5. Không phơi khô bát đũa

Bát đũa đã rửa xong vẫn còn đọng nước là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Nên phơi khô bát đĩa trên giá thoát nước trước khi cất vào tủ.

Các loại nước rửa chén nên tránh

Bác sĩ Jiang Hao, phó giám đốc khoa Ung thư của Bệnh viện Chiết Giang, tổng hợp những loại nước rửa chén mọi người nên tránh vì không tốt cho sức khỏe.

Có mùi thơm nồng

Một số người thích mua nước rửa chén có mùi thơm nồng. Tuy nhiên, loại này có thể gây kích ứng đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như khó thở và buồn nôn.

Màu đục và phân thành nhiều tầng

Nước rửa chén thông thường phải trong suốt và không phân thành các tầng. Nếu nước rửa chén có nhiều lớp và màu đục, đó có thể là dấu hiệu của sự hư hỏng, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.

Không chỉ dùng nước rửa bát để rửa bát đĩa, xoong nồi, cô Trương cho biết mình còn dùng để rửa rau củ, hoa quả thường xuyên do… tin vào lời quảng cáo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hằng Trần (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN