5 tác hại khi ăn nhiều cam quýt tưởng tăng sức đề kháng trong mùa dịch
Vào thời điểm hiện nay, có nhiều người mua cam quýt về ăn với hy vọng tăng cường sức đề kháng. Thế nhưng, việc lạm dụng ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm.
Cam quýt chứa nhiều vitamin C với mức 32mg/100g. Vitamin C được biết có tác dụng chống oxy hóa ngăn chặn việc sản xuất các sắc tố melanin gây ra các đốm đồi mồi và giúp ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, nếu lạm dụng ăn quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ đối với cơ thể.
Điều gì xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều cam quýt?
1. Gây hiện tượng “caroten”, khiến da chuyển sang màu vàng
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng trên thực tế khi ăn quá nhiều cam quýt có thể khiến tay chân chuyển sang màu vàng. Tình trạng này còn được gọi là chứng loạn sắc tố.
Nguyên nhân khiến da bị vàng là do cơ thể nạp quá nhiều carotenoid có trong cam quýt. Carotenoid rất dễ hòa tan trong chất béo, vì vậy nếu bạn ăn quá nhiều, chúng sẽ tích tụ trong mô mỡ của cơ thể và làm cho da chuyển sang màu vàng.
Tuy nhiên, nếu bạn ngưng ăn cam quýt, màu da sẽ trở lại bình thường sau vài tháng. Tình trạng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe như các bệnh sắc tố khác.
2. Gây tăng cân
Các loại cam quýt ngọt thường chứa nhiều đường hơn mức bình thường, khi ăn nhiều có thể khiến cơ thể nạp quá nhiều calo cùng một lúc. Để tránh tình trạng tăng cân, bạn nên ăn quýt dạng tươi thay vì đóng hộp hoặc chế biến thành các món ngọt khác, đặc biệt hãy lưu ý tới số lượng thích hợp.
3. Gây đau bụng, tiêu chảy
Vì cam quýt chứa nhiều vitamin C nên khi tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng, các triệu chứng về đường tiêu hóa khả năng cao xảy ra khi lượng vitamin C và chất xơ vượt mức cơ thể cần từ các thực phẩm bổ sung.
Nếu bạn ăn cam quýt liên tục trong nhiều ngày, có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu và buồn nôn. Dù là loại trái cây nào đi chăng nữa, nếu ăn với lượng thích hợp sẽ không gây nguy hiểm cho cơ thể, chỉ nên ăn 2 - 3 quả mỗi ngày.
4. Tạo sỏi tiết niệu, sỏi thận
Ăn 2 - 3 quả cam mỗi ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin C hằng ngày cho cơ thể. Nếu ăn quá no, khi bổ sung nhiều vitamin C, axit oxalic chuyển hóa trong cơ thể sẽ tăng cao, dễ gây sỏi tiết niệu, sỏi thận.
5. Gây hại cho răng miệng trẻ
Ngoài ra, ăn quá nhiều cam cũng có hại cho miệng, răng và niêm mạc dạ dày của trẻ. Nếu trẻ ăn quá nhiều cam, nhiệt lượng sinh ra sẽ không thể chuyển hóa thành chất béo và tích trữ trong cơ thể, cũng như không kịp tiêu hóa.
Những chú ý khác khi ăn cam quýt
Những người có chức năng tiêu hóa kém nếu ăn quá nhiều cam quýt rất dễ mắc các bệnh về dạ dày. Tiêu thụ quá nhiều trái cây họ cam quýt có thể gây ra các triệu chứng như vàng da.
- Cam quýt và sữa không nên ăn cùng nhau
Protein trong sữa dễ dàng phản ứng với axit trái cây và vitamin C trong cam quýt, tạo thành phản ứng đông đặc, không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu mà còn gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Bạn nên ăn cam quýt sau 1 tiếng uống sữa. Ngoài ra, những người bị suy giảm chức năng tiêu hóa, thận, phổi cũng không nên ăn nhiều để không bị đau bụng, nhức mỏi và yếu thắt lưng, đầu gối.
- Không nên ăn với củ cải
Khi vừa ăn củ cải xong, tốt nhất không nên ăn cam ngay bởi flavonoid có trong cam có thể phản ứng hóa học với thiosulfate trong củ cải, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Thiocyanate là chất làm giảm chức năng của tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bướu cổ.
Nguồn: [Link nguồn]
Tỏi, gừng, bưởi, lê, táo, cà chua, củ cải… là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc chứng khó thở, ho kéo dài hậu COVID-19.