5 sai lầm khi ăn lẩu tàn phá nội tạng, người Việt cần sớm thay đổi để kéo dài tuổi thọ
Lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, nhưng cũng chính món này đã khiến nhiều người gặp không ít vấn đề về sức khỏe do ăn không đúng cách.
Lẩu chính là món ăn phổ biến nhất trong các bữa tiệc liên hoan. Lẩu thực chất là món ăn tổng hợp nhiều loại thực phẩm, nguyên liệu nấu lẩu thường rất phong phú. Chính vì vậy, nhiều người trong chúng ta đang mắc sai lầm khi thưởng thức lẩu mà không biết.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, lẩu chỉ là món ăn bình thường như mọi món ăn khác. Nó không tự gây ra bệnh mà chính cách ăn, cách sử dụng các nguyên liệu của người dùng mới tạo ra bệnh.
Ảnh minh họa
5 sai lầm cần tránh khi ăn lẩu, cần từ bỏ sớm
Không cho quá nhiều sa tế, bột ngọt
Nhiều người thường có thói quen là cho nhiều bột ngọt để nước dùng được ngon ngọt, đậm đà hoặc cho quá nhiều sa tế để tăng vị cay nồng, đậm vị món lẩu. Tuy nhiên đây lại là thói quen rất có hại cho sức khỏe.
Sa tế thực chất là bột ớt chưng với dầu, nước và một số gia vị khác. Nếu ăn lẩu quá nhiều sa tế, vị chua cay sẽ tác động đến lên niêm mạc dạ dày gây hại đến cơ quan tiêu hóa này.
Không ăn lẩu quá nóng
Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất "mỏng manh". Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 60 độ C.
Nếu thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương tới niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới viêm thực quản. Cho nên khi gắp thực phẩm đang được nấu sôi từ trong nồi ra tuyệt đối không được ăn ngay. Tốt nhất nên để ra bát chờ cho nguội bớt rồi mới ăn.
Không kéo dài thời gian ăn
Nhiều người thường có thói quen lai rai bên nồi lẩu. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bởi thời gian ăn kéo dài sẽ khiến dịch tiêu hóa như dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra liên tục khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày bị xáo trộn gây ra đau bụng, ỉa chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh như viêm túi mật, viêm tuyến tụy.
Không ăn đồ nhúng còn tái, đỏ
Nhiều người sẽ thích vị tươi mềm, nên khi thả thịt sống vào nồi đã nhanh chóng gắp ra ăn ngay dù chỉ tái bên ngoài mà chưa xem kỹ bên trong đã chín hay chưa. Khi bạn ăn thịt nhúng còn tái, đỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn. Do đó, bạn cần đợi thịt chín kỹ hoàn toàn rồi mới ăn. Trước đó bạn hãy đợi nước lẩu sôi cao rồi mới để thức ăn vào nồi lẩu, để đảm bảo thức ăn của bạn được làm nóng và chín kỹ.
Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc
Nếu bạn ăn lẩu chua cay thường dễ toát mồ hôi khi ăn, nhiều người thường uống nước đá lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, ăn cách này sẽ dễ gây hại cho đường ruột và dạ dày. Bởi khi bạn ăn lẩu và uống nước đá sẽ kích thích dạ dày co bóp, gây giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời sẽ làm giảm lượng men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa của bạn.
Ảnh minh họa
5 nhóm người nên hạn chế ăn lẩu
Người bị đau dạ dày: Khi chế biến nước lẩu thường có các loại sa tế ớt, sả, gừng... để tăng độ hấp dẫn. Ngoài ra, trong gia vị để chấm lẩu cũng luôn có ớt và các loại gia vị. Vì vậy, đối với những người bị đau dạ dày, không nên ăn lẩu nhiều. Các gia vị cay, nóng sẽ tác động khiến dạ dày bị đau trở lại.
Phụ nữ mang thai: Trong lẩu có nhiều gia vị cay nóng, không tốt cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang bầu không nên ăn lẩu quá cay.
Người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên hạn chế hoặc không nên ăn các loại lẩu nhiều đạm mỡ (lẩu hải sản, lẩu lòng...)
Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, chảy máu nướu răng nên hạn chế ăn lẩu để tránh tình trạng nặng thêm.
Người bị dị ứng với nấm cũng nên tránh ăn lẩu có chứa nấm vì sẽ gây chóng mặt, khó thở và buồn nôn khi ăn.
Nguồn: [Link nguồn]
Đầu tôm, vỏ tôm là những bộ phận ai cũng nghĩ là rất bổ dưỡng, xong thực tế lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể.