5 nhóm người không nên ăn thịt vịt nếu không muốn bệnh nặng thêm, đặc biệt 3 món từ vịt không nên ăn
Thịt vịt được cho là lành, ngon, mát, bổ, nhưng trong thịt vịt chứa lượng purin cao, vì thế người mắc bệnh gút cần tránh ăn loại thịt này để không làm tăng axit uric trong cơ thể.
Theo dân gian, Tết Đoan Ngọ ở các nước phương Đông đều mang ý nghĩa cầu an, cầu phúc. Ở Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ thường diễn ra Lễ hội Thuyền Rồng. Trong ngày này, rất nhiều món ăn hoặc hoạt động liên quan đến trứng vịt được thực hiện. Chẳng hạn như ăn lòng đỏ trứng muối, tặng nhau trứng vịt luộc, ăn trứng trà, đập trứng vào nhau để cầu may mắn.
Còn ở Việt Nam, trong ngày Tết Đoan Ngọ người dân nhiều tỉnh miền Trung thường chọn ăn vịt, với các bón phổ biến như vịt quay, vịt luộc...
Một lý do khác nhiều người chọn ăn vịt trong dịp này Tết Đoan Ngọ vì lúc này là sau mùa gặt, vịt được nuôi thả trên đồng ruộng được ăn lúa rụng, thịt sẽ béo và thơm hơn.
Ảnh minh họa
Ăn thịt vịt có tốt không
Theo dược lý Đông y, thịt vịt có tính chất mát, ngọt (hơi độc), có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều. Theo sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: "Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thuỷ đạo,...".
Thịt vịt còn có tác dụng giải độc mụn sưng và hạ nhiệt. Vịt có sắc vàng trắng thì có tác dụng "bổ trung ích khí" nghĩa là làm cho những người suy nhược được phục hồi nguyên khí.
Thông thường vịt thường được chế biến như luộc, om sấu, nướng hoặc vịt tiềm thuốc bắc... Ăn vịt trong thời tiết nắng nóng sẽ có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt – hàn giữa cơ thể và thời tiết.
3 bộ phận ở vịt không nên ăn
Ảnh minh họa
Không ăn tiết canh vịt
Nhiều người tin rằng tiết canh vịt là món ăn mát, bổ. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào để khẳng định điều này. Tiết canh bản chất là máu sống kết hợp với các loại thịt, xương, rau sống nên không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật.
Không ăn da cổ vịt
Cổ vịt rất được yêu thích bởi những người thích thịt vịt. Nhưng vùng này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.
Không ăn phao câu vịt
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ vịt rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
Tuy nhiên trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Vì vậy, ăn phao câu vô tác dụng chứ không như nhiều người đồn thổi.
5 nhóm người được khuyến cáo không ăn thịt vịt
Ảnh minh họa
Người mắc bệnh gút
Thịt vịt có chứa lượng purin cao, vì thế những người mắc bệnh gút cần tránh ăn loại thịt này để không làm tăng axit uric trong cơ thể.
Người có hệ tiêu hóa kém
Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Người đang bị ho
Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Do vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm "chống chỉ định" khi bị ho.
Người có thể chất yếu, lạnh
Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Người mới phẫu thuật
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây xưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.
Bên cạnh rượu nếp, vải thiều, mận, bánh ú tro…, ở nhiều nơi người dân còn ăn thịt vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Nguồn: [Link nguồn]