5 nhóm người "đại kỵ" với rau muống, dù có thèm đến mấy cũng nên kiêng ăn
Người mắc bệnh thận, người mắc bệnh gout, viêm khớp hay người có vết thương hở… được khuyến cáo nếu ăn rau muống bệnh sẽ trầm trọng hơn.
Rau muống là một loại rau phổ biến, dễ ăn, dễ chế biến của người Việt. Trong rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm… Ngoài ra, ăn rau muống thường xuyên còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, chữa rôm sảy, mụn nhọt…
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Ngoài ra, một trong những hạn chế nhất của rau muống là có chứa một lượng lớn ký sinh trùng sán ruột có tên khoa học là Fasciolopsis Busk. Do đó, sử dụng rau muống không đảm bảo, rửa không kỹ hoặc nấu chưa chín có thể khiến sán xâm nhập vào cơ thể dẫn đến các triệu chứng như dị ứng da, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu.
Việc lựa chọn rau muống còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nếu ăn thường xuyên có thể dẫn đến ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí là gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Do đó, điều quan trọng nhất là khi ăn rau muống cần phải lựa chọn cẩn thận, tránh chọn nhầm rau "bẩn".
5 nhóm người nên nói "không" với rau muống
Ảnh minh họa
Người mắc bệnh thận
Đặc biệt, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao, chất này khi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận, gây sỏi thận, sỏi niệu đạo. Trong khi đó, bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể urat, gây nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh gút ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.
Người bị viêm khớp, bệnh gout
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người mắc các bệnh này thì cũng nên hạn chế.
Người có vết thương hở
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Những người đang uống thuốc Đông y
Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người có hệ tiêu hóa yếu
Rau muống là loại rau nằm trong nhóm rau ăn lá được trồng nhiều ở ao hồ nên rất dễ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị đầy bụng, khó tiêu, ngộ độc mãn tính...
Ăn rau muống thế nào cho đúng?
Để duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, khi ăn rau muống, bạn cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước.
Ngoài ra, do thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ, nên rau muống rất dễ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng có hại. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối không ăn rau muống tươi sống hoặc chưa được chế biến chín hẳn bởi có thể mắc các bệnh đường ruột như: sán lá gan, đầy bụng, khó tiêu, dị ứng…
Tôm ngon nhưng không phải bộ phận nào của tôm bạn cũng nên ăn. Dưới đây là 2 bộ phận các bà nội trợ nên loại bỏ...
Nguồn: [Link nguồn]