5 loại thực phẩm ăn sống "độc hơn thạch tín", thèm đến mấy cũng tránh cho xa
Có nhiều loại thực phẩm nếu bạn không biết rõ đặc tính của nó mà sử dụng một cách tùy tiện có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khoai tây
Theo Đại học Utah (Mỹ), khoai tây, đặc biệt khoai tây xanh, có nồng độ cao chất độc gây nguy hiểm, solanine. Khi ăn khoai tây còn sống, chất độc này sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và các vấn đề về dạ dày.
Ngoài ra, tinh bột trong khoai tây sống có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, đầy hơi. Bởi vậy, bạn cần hạn chế những rủi ro này bằng cách nấu chín khoai tây với các phương pháp như nướng, hấp, xào…
Đậu đỏ
Tuy đậu đỏ có nhiều chất xơ và dinh dưỡng hợp lý nhưng bạn tuyệt đối không nên ăn sống đậu đỏ. Chỉ cần 4-5 hạt đậu đỏ sống có chứa một lượng độc tố lectin cao, có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Khi chế biến đậu đỏ và các loại đậu khác, bạn nên ngâm chúng với nước trong khoảng nửa giờ và xả sạch nước để loại bỏ độc tố lectin. Sau đó nên hầm hoặc đun chín kỹ.
Cà tím
Cà tím chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như protid, cellulose, đường, chất béo vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, PP và khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, phốt pho, magie, kali, mangan...
6 loại rau củ "độc hơn thạch tín", cái số 2 rất nhiều người ăn
Cà tím có vị đắng khi ăn sống. Viện Viện Nghiên cứu Permaculture (Mỹ) cho biết trung bình một quả cà tím sống chứa khoảng 11 miligram solanin. Đây là loại alkaloid có thể gây độc nếu tiêu thụ một lượng đủ lớn. Người ăn cà tím sống có thể gặp hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy.
Củ sắn (củ mì)
Sắn là món ăn sáng thân quen với nhiều người, không những ngon miệng mà còn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ ngăn ngừa táo bón và chứa cả các chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên nó chỉ đúng khi bạn chế biến sắn đúng cách và ăn chín. Còn nếu ăn sắn sống, bạn đang tự tay đưa một lượng lớn acid cyanhydric gây chết người với các triệu chứng ban đầu như khó thở, liệt cơ, mất tri giác… và nặng nhất là tử vong.
Vậy nên khi chế biến sắn, bạn cần bóc sạch vỏ và ngâm kỹ vào nước một thời gian rồi mới luộc chín. Khi ăn thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi, nên ăn sắn cùng với đường ngọt hoặc khoai lang là tốt nhất. Sắn tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn sống.
Hạnh nhân
Hạnh nhân, đặc biệt là hạnh nhân đắng có chứa nhiều cyanide – chất độc tiền thân của cyanua có thể gây chết người chỉ với 70 hạt. Tuy nhiên nếu được nấu chín, chúng lại không hề có độc.
Những thực phẩm màu xanh này vừa giúp giải nhiệt ngày hè, vừa giúp “đốt mỡ thừa”, đẩy nhanh trao đổi chất nên khi giảm cân không nên bỏ qua theo khuyến cáo của chuyên gia.
Nguồn: [Link nguồn]