5 loại nước không nên đựng trong bình giữ nhiệt
Không phải đồ uống nào cũng phù hợp để đựng trong bình giữ nhiệt vì nếu sử dụng sai, không chỉ hỏng đồ uống, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Dưới đây là 5 loại đồ uống không nên đựng trong bình giữ nhiệt.
Sữa
Thời tiết lạnh uống sữa lạnh dễ gây khó chịu nên nhiều người thích hâm nóng rồi đựng trong bình giữ nhiệt để uống dần. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm đúng.
Sữa rất giàu dinh dưỡng và môi trường ấm áp trong bình giữ nhiệt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, khiến sữa dễ bị hỏng. Hơn nữa, các protein trong sữa cũng dễ bị biến đổi khi để lâu trong nhiệt độ cao, làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Nếu cần sử dụng bình giữ nhiệt để đựng sữa, hãy uống trong vòng một giờ.
Bình giữ nhiệt được khuyên chỉ nên đựng nước tinh khiết, nước lạnh hoặc ấm để an toàn. Ảnh: Sohu
Thuốc bắc
Nhiều người vì muốn mang theo cho tiện liền bỏ thuốc đã sắc vào bình giữ nhiệt. Tuy nhiên, thành phần của thuốc bắc rất phức tạp và có tính axit hoặc kiềm. Bình giữ nhiệt thường được làm từ thép không gỉ và chứa các nguyên tố kim loại như mangan, sắt, crom và niken. Khi thuốc bắc tiếp xúc với các kim loại này, có thể xảy ra phản ứng hóa học, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tạo ra chất có hại.
Ngoài ra, thuốc bắc dễ biến chất nếu để lâu trong nhiệt độ cao. Tốt nhất, bạn nên đựng thuốc bắc trong cốc thủy tinh hoặc gốm sứ để giữ nguyên hiệu quả của thuốc.
Đồ uống có tính axit và nước có ga
Các loại đồ uống có tính axit như nước ép trái cây và nước có ga không nên đựng trong bình giữ nhiệt. Các chất axit này có thể gây ăn mòn lớp thép không gỉ bên trong bình, làm hỏng lớp phủ và giải phóng kim loại nặng vào nước, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu đựng quá nhiều hoặc lắc mạnh, khí CO2 trong nước có gas sẽ thoát ra, tạo áp suất cao, dẫn đến nguy cơ nổ hoặc tràn nước ra ngoài khi mở nắp. Thay vì dùng bình giữ nhiệt, bạn nên đựng các loại đồ uống này trong cốc thủy tinh hoặc gốm sứ.
Nước có chứa muối
Nếu đồ uống chứa muối cũng không nên để trong bình giữ nhiệt quá lâu. Mặc dù bình có lớp chống ăn mòn, nước muối vẫn có khả năng phá hủy lớp bảo vệ này. Thậm chí, nó có thể giải phóng kim loại nặng, gây hại cho sức khỏe.
Trà
Trà chứa nhiều tannin, cafein, dầu thơm và vitamin, chỉ thích hợp pha với nước khoảng 80°C. Khi pha trà trong bình giữ nhiệt, nhiệt độ cao và thời gian giữ ấm lâu khiến vitamin bị phá hủy, dầu thơm bay hơi, tannin và cafein bị chiết xuất quá nhiều. Điều này làm mất hương vị của trà, gây vị đắng và tăng nguy cơ sinh ra chất có hại. Hơn nữa, trà để lâu trong bình sẽ để lại cặn bám khó rửa, khiến bình trông bẩn.
Tóm lại, bình giữ nhiệt rất tiện lợi nhưng không phải đồ uống nào cũng phù hợp để đựng trong đó. Hãy lựa chọn đúng loại đồ uống để vừa giữ được hương vị vừa bảo vệ sức khỏe và tuổi thọ của bình.
Nguồn: [Link nguồn]
Mục đích chính của việc làm lạnh thực phẩm là để giảm nhiệt từ thực phẩm và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên một số loai thực phẩm dưới đây lại có thể trở nên độc hại khi để trong tủ lạnh.