5 điều tối kỵ khi ăn bơ
Bơ là loại quả giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ con người. Dù thế, không phải ai cũng biết ăn bơ đúng cách.
Bơ là "nữ hoàng" của các siêu thực phẩm. Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ 1 quả bơ chứa 320 calo, 17 gram carbohydrat, gần 15 gram chất xơ và vitamin C, E, K và B6, chỉ 30 gram chất béo và ít hơn 5 gram đường.
Bơ cũng là nguồn tuyệt vời của magiê, kali, beta-carotene và a xít béo omega-3, là tác nhân tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tim cũng như duy trì tóc, da và móng khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, bơ có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tim. Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa và nổi tiếng là chất chống ô xy hóa tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa viêm. Carotenoids và phenolics giúp cải thiện lưu thông máu, và chế độ ăn nhiều bơ cũng giảm thiểu mức cholesterol xấu có hại, theo The Epoch Times.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, tuy bơ có vị béo, nhưng đừng lo lắng. Chất béo không bão hòa đơn là chất béo tốt, không gây béo, mà còn có thể giúp kiềm chế cơn đói.
Nghiên cứu của Trung tâm Y sinh học của Anh chỉ ra rằng các bữa ăn với bơ có xu hướng làm tăng cảm giác no lâu hơn so với những bữa ăn không có bơ, từ đó cắt giảm cơn thèm ăn, theo The Epoch Times.
Ngoài ra, trái bơ còn giúp người ăn cảm thấy thỏa mãn với bữa ăn; nhờ vậy có tác dụng giảm cân, trong khi vẫn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim, não và các bệnh thoái hóa mắt.
Chất xơ, chất béo tốt và các chất dinh dưỡng trong quả bơ giúp làm giảm lượng cholesterol LDL (loại cholesterol xấu) tự nhiên. Bơ cũng làm tăng nồng độ HDL cholesterol tốt, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm viêm khắp cơ thể.
Quả bơ ngon là vâỵ nhưng dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn bơ:
Người có cơ địa quá mẫn cảm: Những người bị mẫn cảm nên tránh ăn nhiều quả bơ vì nó có thể gây phản ứng trên da hoặc nôn mửa.
Tác dụng phụ của bơ trên da là gây ra các vấn đề dị ứng. Các triệu chứng của dị ứng khi ăn nhiều bơ thường là phát ban, ngứa, mẩn đỏ ở da hoặc eczema. Ăn quá nhiều bơ sẽ gây cảm giác ngứa ở miệng và sưng lưỡi.
Bơ ngon nhưng không phải ai cũng nên ăn (Ảnh minh hoạ)
Người có vấn đề về gan không nên ăn nhiều: Có một số loại dầu trong quả bơ được coi là có thể gây tổn thương gan. Bởi vậy, để bảo vệ gan tránh bị tổn thương, những người có vấn đề về gan không nên ăn quá nhiều bơ. Nếu chức năng gan của bạn đang bị tổn thương, và để tránh tác dụng phụ từ dầu bơ, bạn nên ngừng ăn loại quả này.
Người nhạy cảm với latex: Tinh chất của bơ có tác dụng làm tăng kháng thể IgE trong huyết thanh của cơ thể do đó những người bị mẫn cảm với latex không nên ăn bơ nếu không sẽ gây những phản ứng dị ứng cho bạn.
Người thừa cân, béo phì: Quả bơ chứa nhiều chất béo, nếu ăn vào sẽ tăng cân vù vù. Nếu muốn ăn bơ thì hãy chắc chắn cắt giảm lượng calo ở các món ăn khác. Sở dĩ phải làm như vậy là bởi vì hàm lượng calo trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều có thể khiến bạn nạp nhiều calo cho cơ thể, gây tăng cân.
Phụ nữ đang cho con bú: Quả bơ rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng lại có hại cho phụ nữ đang cho con bú. Bởi các chất trong bơ sẽ làm giảm quá trình sản xuất sữa của phụ nữ. Bên cạnh đó, nếu phụ nữ mang thai cho con bú ăn bơ nhiều cũng sẽ dễ bị đau bụng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cách giúp bơ mau chín và thưởng thức bơ đúng cách:
Nếu muốn tăng tốc độ chín của quả bơ, trữ bơ trong một chiếc túi giấy màu nâu, cùng với một quả chuối hay táo. Trong hai hoặc ba ngày, trái cây sẽ phóng thích khí, giúp đẩy nhanh quá trình chín.
Khi gọt bơ, nên dùng tay bóc vỏ vì lớp màu xanh gần vỏ là thành phần rất bổ dưỡng. Làm như vậy, bạn sẽ có những miếng bơ ngon, giữ lại đầy đủ chất dinh dưỡng.
Người mắc bệnh thận, người mắc bệnh gout, viêm khớp hay người có vết thương hở… được khuyến cáo nếu ăn rau muống...
Nguồn: [Link nguồn]