5 cách ăn mít khôn ngoan, không nóng, không tăng cân, lại cực tốt cho sức khỏe
Để vừa được thưởng thức món ngon, vừa giữ được vóc dáng và nhan sắc, điều quan trọng là cần ăn điều độ, đúng lượng, không ăn quá nhiều, mọi lúc mọi nơi...
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mít chứa rất nhiều vitamin A, C, canxi, kali, magiê và nhiều chất dinh dưỡng khác rất có lợi cho sức khỏe. Ăn mít thường xuyên với một liều lượng vừa phải giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, duy trì vẻ đẹp cho làn da…
Ảnh minh họa
Trên thực tế nhiều quan niệm sai lầm về thực dưỡng của mít vẫn tồn tại. Có nhiều chị em tin rằng ăn nhiều mít sẽ bị nóng, nổi mụn.
Thực chất, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mít hay bất cứ loại trái cây chín nào cũng không gây nóng, có chăng chỉ là có loại trái cây có hàm lượng đường cao. Nếu ăn nhiều, nhất là với những người vốn có chất da xấu, đặc biệt là ăn vào những ngày nắng nóng thì dễ làm tăng lượng đường trong máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mụn nhọt, lở da.
Với những người dễ tăng cân, nếu ăn mít nhiều thì việc tăng cân là khó tránh khỏi. Để vừa được thưởng thức món ngon, vừa giữ được vóc dáng và nhan sắc, điều quan trọng là bạn cần ăn điều độ, đúng lượng, không ăn quá nhiều, mọi lúc mọi nơi.
Ảnh minh họa
5 cách ăn mít khôn ngoan, không nóng, không tăng cân, cải thiện sức khỏe
- Tránh không nên ăn mít vào những lúc bụng đang đói, vì như vậy sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng và khó tiêu. Bạn chỉ nên ăn sau khi ăn cơm, cần nhai thật kỹ để dễ tiêu hóa.
- Không nên ăn mít quá nhiều trong một lúc để tránh sinh nhiệt, đầy bụng, khó tiêu, không tốt cho gan thận, thậm chí gây tăng cân mất kiểm soát. Đối với người mắc bệnh mãn tính, một lần ăn chỉ nên ăn khoảng 4-5 múi mít (80-100g).
- Không nên ăn mít vào bữa tối vì đây là thời gian cần được nghỉ ngơi, lượng đường trong mít không được tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành mỡ. Tốt nhất mọi người chỉ nên ăn mít 1-2 giờ sau khi ăn bữa sáng hoặc trưa.
- Để tránh tăng cân hoặc nóng trong mọi người không chỉ nên ăn mít điều độ mà ngay cả các loại quả khác như vải, dứa, đu đủ... cũng cần ghi nhớ lưu ý này. Nên ăn đan xen giữa trái cây tính nóng và tính mát để được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Đối với những ai bị nóng trong người, bị nổi mụn nhọt, thì ăn mít cần bổ sung thêm nước và rau xanh.
Ảnh minh họa
Mách bạn cách chọn mít quê ngon, an toàn, chính vụ
Đối với mít mật: mít mật hay còn được gọi là mít ướt, loại ngon thường sẽ có màu vàng tươi, múi mềm, hơi nát và có vị ngọt mát.
Đối với mít dai: mít ngon sẽ có cùi dày, giòn, có mày vàng nhạt và vị ngọt đậm.
Bạn nên chọn các quả có vỏ đều, không chọn những quả có chỗ bị eo hay lõm xuống. Vì rất có thể những chỗ đó bị sâu, quả cứng hoặc nhiều xơ.
Khi đi mua mít nên chọn loại có gai to, đều, gai không dài hay nhọn, khoảng cách giữa các gai cách xa nhau. Vì như vậy thường là quả có múi thơm ngon.
Mít vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe, ngọt mà không gây béo, nhưng nếu mắc phải những sai lầm khi ăn mít, bạn sẽ nổi mụn, rối loạn tiêu hóa... Hàm lượng đường trong mít rất...
Nguồn: [Link nguồn]