4 sai lầm phổ biến khi dùng hạt sen sai cách gây tác hại khó lường

Nhiều người hay lầm tưởng, hạt sen là loại thực phẩm tốt để chữa mất ngủ. Nhưng thực tế, hạt sen không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ.

Từ lâu trong dân gian người ta đã chế biến hạt sen thành nhiều món ăn bổ dưỡng và chữa bệnh như mứt sen, chè sen, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen... vừa ngon miệng, hấp dẫn lại có giá trị dinh dưỡng cao.

Hạt sen có hàm lượng các chất protein, magie, kali và phốt pho cao, trong khi hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Trong y học, hạt sen được xem như một dược phẩm quý, có giúp an thần, chữa tiêu chảy kéo dài, bệnh suy dinh dưỡng, giảm khát mùa hè, chữa thiếu máu, kém ăn bồi dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh...

Các chuyên gia khuyến cáo, hạt sen dù tốt nhưng hãy dùng hạt sen như là vị thuốc, nếu dùng sai cách sẽ gây phản tác dụng đối với sức khỏe.

4 sai lầm phổ biến khi dùng hạt sen sai cách gây tác hại khó lường - 1

4 nhóm người sau đây được khuyến cáo không nên dùng hạt sen

Không dùng cho người mắc bệnh tim mạch

Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid. Nếu muốn sử dụng hạt sen làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.

Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Vì vậy những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.

Không dùng hạt sen để chữa mất ngủ

Nhiều người hay lầm tưởng, hạt sen là loại thực phẩm tốt để chữa mất ngủ. Nhưng thực tế, hạt sen không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ.

Trong hạt sen gồm hai thành phần là hạt và tâm sen. Búp trong hạt sen được gọi là tâm sen mới là thành phần có tác dụng chữa mất ngủ. Do đó, nếu dùng hạt sen chữa mất ngủ thì chỉ nên dùng riêng tâm sen. Lưu ý cần sử dụng có liều lượng, tốt nhất nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ Đông y.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không dùng khi bị rối loạn tiêu hóa

Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.

Không dùng hạt sen nấu cháo cho trẻ

Hạt sen có nhiều dinh dưỡng nhưng trẻ nhỏ ăn sẽ khó tiêu hoá. Nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất, ngược lại, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ. Do đó, không nên trộn hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.

7 lưu ý khi ăn dứa nhất định cần biết để tránh rước họa vào thân

Dứa vào mùa chín ngọt lịm, an toàn vì không lo hóa chất. Thế nhưng ăn dứa thế nào để bổ chứ không gây hại là điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN