4 nhóm thực phẩm này mọc mầm không độc, thậm chí còn bổ dưỡng hơn
Thay vì vứt các loại thực phẩm mọc mầm này đi, bây giờ bạn có thể chế biến chúng thành những món ăn hấp dẫn.
Nhiều chị em không có thời gian nên mỗi lần đi chợ đều mua số lượng lớn thực phẩm. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, một số loại rau củ hoặc đậu rất dễ mọc mầm.
Khi nhắc tới những loại thực phẩm mọc mầm, hầu hết mọi người đều nghĩ nó độc và không thể ăn được. Thế nhưng, một số loại hạt nảy nầm như đậu tương, giá đỗ có thể ăn được bình thường.
Những loại thực phẩm sau khi mọc mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn
1. Đậu phộng
Sau khi mọc mầm, hàm lượng vitamin C trong đậu phộng tăng lên rất nhiều. Nếu được gieo trồng và nảy mầm một cách có chủ ý, hàm lượng vitamin C sẽ tăng đáng kể, đồng thời tăng các chất resveratrol và flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa đối với cơ thể người. Lúc này, giá trị dinh dưỡng của đậu phộng nảy mầm cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, bạn cần chú ý những hạt đậu phộng nảy mầm bị hư hại. Lúc này, đậu phộng dễ bị nấm mốc xuất hiện, hình thành độc tố aflatoxin – chất gây ung cực mạnh, tốt nhất nên vứt bỏ.
Tốt hơn hết bạn nên mua đậu phộng mọc mầm được bày bán trong siêu thị, có nhãn mác đàng hoàng thay vì tự làm không đảm bảo quy trình.
2. Đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan
Bản thân của các loại đậu này có giá trị dinh dưỡng cao, sau khi nảy mầm chúng trở thành mầm đậu nành, giá đỗ xanh, mầm đậu Hà Lan, rất bổ dưỡng.
Chẳng hạn như hàm lượng chất béo, đường của đậu xanh giảm đi sau khi nó trở thành giá đỗ. Trong khi đó, hàm lượng vitamin A, C, riboflavin, niacin và isoflavone tăng lên.
Hơn nữa, sau khi đậu nảy mầm, một phần protein cũng sẽ được phân hủy thành các axit amin khác nhau cần thiết cho cơ thể con người.
Khi các loại đậu này nảy mầm, chất caroten trong 100g tăng lên 2700mg, gấp 27 lần so với rau quả bình thường (thường là 100mg/100g).
Tuy nhiên, những loại rau mầm này cũng giống như đậu phộng, phải đảm bảo an toàn nguyên liệu để tránh nấm mốc.
3. Gạo lứt
Mầm gạo lứt không chỉ dễ tiêu hóa hơn, có hương vị thơm ngon hơn, mà còn tăng gấp đôi một số chất dinh dưỡng. Sau khi gạo lứt nảy mầm, nó tạo ra một số chất dinh dưỡng mới như axit gamma-aminobutyric, một chất giúp cải thiện giấc ngủ.
4. Tỏi, gừng
Tỏi và gừng không tạo ra các chất độc hại trong quá trình nảy mầm, nhưng nó sẽ tiêu hao các chất dinh dưỡng bên trong của nó trong quá trình nảy mầm, điều này sẽ làm giảm một chút giá trị dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nếu tỏi và gừng bị thối rữa, có nấm mốc, bạn không nên ăn vì có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Loại thực phẩm này không được ăn sau khi mọc mầm
Chất độc alkaloid solanin tồn tại tự nhiên trong khoai tây. Trong những trường hợp bình thường, hàm lượng solanin cực kỳ thấp. Khoai tây bảo quản lâu ngày có thể nảy mầm, trong trường hợp này hàm lượng solanin sẽ tăng lên rất nhiều.
Chất này rất gây hại cho cơ thể, nếu ăn có thể dẫn tới buồn nôn, ngứa ran ở lưỡi, tiêu chảy và các chứng khó chịu khác. Điều đáng nói là chất này rất khó bị phá huỷ ở nhiệt độ cao, thông thường nếu nhận thấy khoai tây mọc mầm, vỏ chuyển sang màu xanh, tốt hết nên vứt đi.
Nguồn: [Link nguồn]
Tôm là một trong những loại thủy hải sản phổ biến nhất hiện nay, được nhiều gia đình lựa chọn cho bữa cơm gia đình của mình.