4 "kiêng kỵ" khi ăn tôm nhiều người biết nhưng phớt lờ, nếu biết tai hại thế này nhất định sẽ sửa ngay!

Rất nhiều người quan niệm nếu bị ho mà ăn tôm bỏ vỏ vẫn sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, chứng ho dai dẳng đôi khi chính là hậu quả do vị tanh của tôm gây nên.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ Viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trong thịt tôm có hàm lượng protein cao, ngoài ra còn rất giàu canxi, photpho, acid béo và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ở Việt Nam, tôm cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu sai và ăn tôm sai cách khiến món ăn này vô tình gây hại cho sức khỏe. Thực tế:

Vỏ tôm không nhiều canxi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều người vẫn giữ quan niệm ăn nhiều vỏ tôm sẽ tốt cho sức khỏe vì chất canxi có rất nhiều trong vỏ tôm. Thực chất vỏ tôm được cấu tạo từ chất kittin, cấu tạo nên vỏ của loài giáp xác, chúng không hề chứa canxi, ngược lại còn khiến cơ thể khó tiêu hóa. Còn phần thịt tôm mới là phần chứa nhiều chất bổ dưỡng nhất.

Vì vậy, việc cố gắng ăn cả vỏ tôm (trừ tôm nhỏ) để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm của người Việt. Thói quen ăn này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các cơn đau dạ dày, thậm chí có thể khiến trẻ nhỏ bị hóc vỏ tôm vô cùng nguy hiểm.

Đầu chủ yếu là chất thải

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn đầu và mắt tôm rất có lợi cho mắt là một trong những quan niệm được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một căn cứ nào để chứng minh quan niệm này đúng. Ngược lại, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì phần đầu của con tôm chủ yếu là nơi chứa chất thải của chúng, có rất ít chất dinh dưỡng, ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn các chất thải.

Phụ nữ sau sinh không cần kiêng tôm

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều người cho rằng, phụ nữ sau sinh sẽ phải kiêng khem nhiều thứ, trong đó có tôm vì sợ bị sẹo lồi, ngứa... Ngoài ra, tôm còn có tính hàn, có thể gây đau bụng, lạnh bụng cho bà đẻ.

Tuy nhiên, thực tế nguồn protein dồi dào có trong tôm giúp người mẹ phục hồi cơ thể nhanh chóng, hơn nữa canxi trong thịt tôm thông qua sữa mẹ còn góp phần phát triển hệ xương cho em bé. Vì vậy, sản phụ sau sinh không cần kiêng tôm.

Bị ho dai dẳng nên kiêng tôm

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Rất nhiều người quan niệm nếu bị ho mà ăn tôm bỏ vỏ vẫn sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, chứng ho dai dẳng đôi khi chính là hậu quả do vị tanh của tôm gây nên. Đồng thời, nếu ăn luôn vỏ tôm khi đang ho thì phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt.

4 KHÔNG khi ăn tôm

Không uống bia và ăn tôm

Vừa uống bia vừa ăn tôm có lẽ là điều mà nhiều người làm. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng tôm để làm mồi nhắm mỗi khi uống bia sẽ khiến cơ thể sản sinh và đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric (nguyên nhân gây ra các bệnh về sỏi thận, bệnh gout,...)

Khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương và mô mềm từ đó dẫn đến mắc bệnh gout, viêm khớp xương và các mô mềm, cực kì nguy hiểm cho sức khỏe.

Không ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C

Nhiều bà mẹ nội trợ vẫn thường ít khi chú ý đến việc kết hợp với các loại thực phẩm với nhau. Nếu không cẩn thận, các loại thực phẩm kỵ nhau nếu nấu chung sẽ có thể sinh ra độc tố. Cụ thể, trong tôm vốn chứa nhiều asen hóa trị 5, không phải chất độc, thế nhưng khi gặp các loại rau củ chứa nhiều vitamin C sẽ thay đổi trở thành asen hóa trị 3 – thạch tín, khá hại nếu ăn vào.

Do đó, nên lưu ý rằng không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C trong vòng 4 tiếng ngay sau khi ăn tôm để không gây ngộ độc.

Không ăn gỏi tôm sống

Nhiều người cho rằng, chỉ khi ăn tôm sống mới có thể cảm nhận được độ tươi ngon và hấp thụ hết dinh dưỡng của tôm. Tuy nhiên, tôm và giun sán là đối tác cộng sinh thân thiết. Việc bạn ăn tái sống hay các món gỏi từ tôm có thể khiến cơ thể bị nhiễm giun, sán, kí sinh trùng từ con vật này. Nếu nhẹ cơ thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc nặng hơn các sán, ấu trùng "tấn công" lên não bộ.

Không ăn tôm chết

Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột.

Sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được. Vậy nên khi đi chợ mua tôm, hãy lựa chọn cẩn thận để tránh mua phải tôm chết.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn tôm nhất định phải biết điều này để tránh rủi ro đáng tiếc

Phần đầu tôm to nếu chưa được làm sạch và chế biến kỹ, khi ăn vào rất dễ gây ngộ độc, đặc biệt là với trẻ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.A ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN