4 cách uống trà gây hại cơ thể, triệu người làm mà không biết

Nhiều người uống trà không chỉ vì hương vị mà còn hướng tới công dụng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống trà sai cách thì không khác gì “đầu độc” cơ thể.

Trà xanh là thức uống lành mạnh, có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể, một số công dụng nổi bật của trà xanh bao gồm:

- Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trà có thể cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể thông qua việc mở rộng động mạch và làm giảm nguy cơ huyết khối. Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa trong trà còn làm chậm sự khởi phát và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

- Tăng cường trí nhớ

Một nghiên cứu của Canada đã chỉ ra epicatechin, một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trà xanh có tác dụng cải thiện và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng hỗ trợ trí não, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ, Alzheimer.

- Ngăn ngừa sâu răng

Trà xanh chứa hợp chất thực vật polyphenol antioxidant, giúp giảm mảng bám, giảm sâu răng và bệnh nha chu. Trà xanh còn làm giảm hôi miệng và làm chắc men răng vì có thành phần fluoride cao.

- Giúp giảm cân

Trà xanh có chứa catechins, là nhóm hoạt chất có tính chống oxy hoá khá mạnh, có tác dụng làm giảm mỡ bụng. Đặc biệt hoạt chất EGCG trong trà xanh giúp tăng hiệu suất đốt cháy chất béo trong cơ thể; kích hoạt các gene đốt cháy mỡ ở bụng giúp giảm cân; cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể để ngăn ngừa sự lên xuống đột ngột của đường huyết.

Vì thế uống một cốc trà ấm là lựa chọn hợp lý giúp bạn không ăn quá nhiều đồng thời tăng cường quá trình đốt cháy calo khi tập luyện. Điều này giúp bạn nhanh chóng có được vóc dáng thon gọn, săn chắc.

- Ngăn ngừa ung thư

Tiêu thụ lâu dài các loại trà như trà đen, trà xanh và trà ô long có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang và ung thư dạ dày. Nhờ các loại trà chứa đầy catechin, polyphenol và các hợp chất flavonol.

Catechin có khả năng vô hiệu hoá các gốc tự do, từ đó có thể phòng chống ung thư. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, chất này có thể ức chế tăng sinh khối u ung thư ở da, phổi, khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, tuỵ tạng và tuyến vú. Trong khi đó lượng polyphenols cao trong trà xanh có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và ức chế sự phát triển của khối u.

Dù rất tốt nhưng có nhiều cách uống trà gây hại sức khỏe, cần tránh như:

Uống trà quá đặc

Trà đặc đồng nghĩa với lượng tanin rất cao. Khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.

Uống trà đặc cũng dễ dẫn tới việc nạp quá nhiều caffein. Khi đi vào cơ thể, lượng lớn caffein sẽ gây hưng phấn thần kinh quá mức, gây mất ngủ.

Đặc biệt người già nên tránh uống trà đặc. Bình thường, mạch máu người già dễ bị tổn thương, uống trà đặc sẽ gây hưng phấn não bộ, bồn chồn, mất ngủ, tim đập nhanh, tăng huyết áp cùng các triệu chứng khó chịu khác.

Uống trà quá nóng

Uống trà quá nóng không tốt cho thực quản.(Ảnh minh họa)

Uống trà quá nóng không tốt cho thực quản.(Ảnh minh họa)

Nhiệt độ cao trong nước trà có thể gây tổn thương  khoang miệng. Nhẹ thì người uống sẽ cảm thấy tê rát lưỡi, nặng hơn sẽ bị bỏng nhiệt, ảnh hưởng đến ăn uống, loét miệng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, uống trà nóng hoặc đồ ăn nhiệt độ cao không tốt cho sức khỏe thực quản. Hội phòng chống Ung thư Quốc tế từng xếp loại, thực phẩm, đồ uống trên 65 độ C là chất gây ung thư loại 2A. Chính vì vậy, bạn nên đợi trà nguội bớt rồi mới thưởng thức.

Uống trà để lâu

Uống trà để lâu vừa ảnh hưởng đến hương vị, vừa không tốt cho cơ thể.(Ảnh minh họa)

Uống trà để lâu vừa ảnh hưởng đến hương vị, vừa không tốt cho cơ thể.(Ảnh minh họa)

Vitamin trong trà để qua đêm thường bị hao hụt hoàn toàn. Các thành phần khác trong trà cũng dễ dàng bị oxy hóa, vừa không tốt cho cơ thể, vừa ảnh hưởng đến hương vị. Nguy hiểm hơn là trà để lâu hoặc để qua đêm có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá.

Uống trà sau khi ăn

Nhiều người thường uống trà sau bữa ăn vì cho rằng trà xanh giúp sạch miệng, hỗ trợ tiêu hóa nhưng thực ra thói quen này không hề tốt. Tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguy cơ táo bón và nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Nguồn: [Link nguồn]

Những ”đại kỵ” khi dùng nước đỗ đen giải nhiệt cần biết để tránh rước họa vào thân

Đối với người Việt, nước đỗ đen là thức uống quen thuộc, dễ làm để thanh lọc cơ thể, giải nhiệt trong ngày hè...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN