3 món ăn đắng ngắt nhưng lại là "khắc tinh" ung thư
Không chỉ đứng đầu bảng về hàm lượng chất chống oxy hóa, 3 món ăn này còn là "khắc tinh" của nhiều bệnh ung thư.
Mướp đắng
Mướp đắng là món ăn quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Không những thế, mướp đắng từ lâu đã được sử dụng như một loại thực phẩm thuốc, với khả năng hạ nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, rôm sảy, hỗ trợ điều trị tiểu đường, thậm chí là chống ung thư.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Colorado đã chỉ ra rằng, hoạt chất trong mướp đắng có khả năng ức chế sự sản sinh của các tế bào ung thư. Thậm chí, loại quả này còn khiến các tế bào này rơi vào trạng thái tự sát.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học Ấn Độ cũng đã chứng minh khả năng chống ung thư của mướp đắng.
Cụ thể, trong thí nghiệm sử dụng dịch chiết mướp đắng để trị ung thư, nhóm tác giả ghi nhận được rằng, dịch chiết đã tương tác với các phân tử đóng nhiệm vụ vận chuyển đường và chất béo đi khắp cơ thể. Điều đó đồng nghĩa, ức chế những phân tử này cũng đồng nghĩa ức chế được quá trình "vỗ béo" tế bào ung thư và thúc đẩy sự phát triển của chúng.
Khả năng này của dịch chiết mướp đắng được ghi nhận ở nhiều loại tế bào ung thư, bao gồm: Ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu và cổ.
Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C cao, mướp đắng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do, vốn là nguyên nhân của hiện tượng lão hóa và các bệnh mạn tính trong đó có ung thư.
Rau lá xanh đậm
Những loại rau ít calo này là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hiệu quả. Chúng chứa nhiều loại vitamin cùng với kali và chất xơ. Các loại rau lá xanh đậm cũng chứa nhiều carotenoid và vitamin B, chống lại tổn thương DNA.
Mỗi loại rau có một bộ chất dinh dưỡng riêng, vì vậy hãy ăn nhiều loại khác nhau. Ví dụ, rau chân vịt là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin, có thể chống lại ung thư da. Trong khi đó, cải xoăn, cải ngọt chứa isothiocyanates tương tự như bông cải xanh và súp lơ trắng.
Trà xanh
Trà xanh chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp trung hòa các gốc tự do có thể phòng chống lại ung thư miệng, ung thư phổi.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy polyphenol trong trà xanh hoạt động rất hiệu quả trong việc chống lại sự hình thành khối u ở các cơ quan khác nhau.
Theo báo cáo đăng trên tạp chí Oral Oncology (Mỹ) năm 2021, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích 19 nghiên cứu với 4.675 người cho thấy, uống trà xanh có tác dụng bảo vệ và ngăn ung thư miệng. Một phân tích khác trên 51 nghiên cứu với 1,6 triệu người ở Mỹ cũng cho thấy, trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, nhất là ở nam giới. Tiêu thụ trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các bằng chứng về tác dụng của trà xanh đối với các loại ung thư khác vẫn cần được khai thác thêm.
Ngoài ra, trong một cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Sức khỏe Nhật Bản, thực hiện trên 49.920 nam giới đã cho kết quả ung thư tiền liệt tuyến sẽ giảm tới 50% khả năng tiến triển ở những nam giới uống từ 5 tách trà xanh mỗi ngày so với những người uống ít hơn 1 tách trà xanh mỗi ngày.
Theo giải thích của nhóm tác giả, các catechin trong trà xanh đã tham gia điều hòa lượng testosterone, một hormone sinh dục nam – yếu tố nguy cơ gây ra ung thư tiền liệt tuyến, từ đó ngăn chặn sự tiến triển của các khối u ác tính.
Uống trà xanh cũng rất tốt cho sức khỏe của lá gan. Cụ thể, người bị bệnh gan nhiễm mỡ sau 12 tuần uống trà xanh sẽ giúp kiểm soát men gan, nhờ vào lượng chất chống oxy hóa dồi dào của thức uống này. Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp xử lý chất béo tích tụ quá mức trong gan.
Người mắc ung thư có thể uống trà xanh để hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể. Uống trà xanh còn giúp sảng khoái tinh thần, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Hình dáng của loại củ này rất kỳ lạ nhưng nó được các chuyên gia đánh giá rất cao.
Nguồn: [Link nguồn]