3 không khi ăn loại “rau trường thọ”, thế giới yêu thích ở Việt Nam trồng bạt ngàn

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Rau dền cực tốt cho sức khỏe nhưng một số người tuyệt đối không nên ăn rau dền hoặc nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, để tránh "rước bệnh" vào thân.

Rau dền được mệnh danh là “rau trường thọ”

Ở Việt Nam có một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được trồng bạt ngàn và giá rất rẻ. Loại rau được nhắc đến ở đây là rau dền. Các loại dền phổ biến ở nước ta là: dền đỏ (dền tía), dền cơm và dền gai. Rau dền được dùng làm rau để chế biến món ăn hoặc làm nguyên liệu làm thuốc.

Dền cơm, dền đỏ, dền gai đều được dùng làm thực phẩm. Rau dền có thể chế biến luộc, nấu canh hoặc xào cũng rất ngon và tốt cho sức khỏe.

Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, rau dền cũng là một bài thuốc quen thuộc trong Đông y.

- Trong y học cổ truyền Trung Quốc, loại rau này còn dùng để điều trị nhiều bệnh như ho, viêm họng và đau bụng. Do đó, nó được ví như một loại rau "trường thọ", giúp bồi bổ cơ thể.

- Rau dền có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, tiêu độc, … Ngoài ra, rau dền còn hỗ trợ điều trị táo bón, đau đầu, nóng mặt, …

- Rau dền chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, vitamin C, canxi, sắt và protein. Nó cũng chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường hệ thống tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa.

- Rau dền cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của các gốc tự do, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường.

Không chỉ ở Việt Nam hay các  nước Châu Á ở Mexico, rau dền được dùng làm chất kết dính trong công nghiệp dược phẩm. Ở châu Mỹ, loài Dền gai còn được dùng làm màu, thân cây phơi khô dùng làm chất đốt. Ở Việt Nam rau dền rất rẻ nhưng ở nước ngoài khá đắt đỏ.

Đặc biệt loại rau này ăn ngon nhất là vào tháng 6, tháng 7. Rau dền rất giàu axit amin, protein, canxi, sắt và các thành phần khác, ăn rất bổ và ngon.

Rau dền tốt cho sức khỏe nhưn không phải ai ăn cũng mang lại lợi ích.

Rau dền tốt cho sức khỏe nhưn không phải ai ăn cũng mang lại lợi ích.

Rau dền không nên kết hợp cùng quả lê: Không nên ăn quả lê khi ăn rau dền, thậm chí là dùng quả lê để tráng miệng ngay sau khi ăn loại rau này. Điều này có thể khiến bạn dễ bị nôn mửa, rối loạn tiêu hóa.

Không nên ăn rau dền khi đã để qua đêm: Rau dền thuộc nhóm rau ăn, nếu ăn không hết cũng đừng tiếc mà để qua đêm hay hâm nóng lại nhiều lần để ăn. Theo đó, các loại canh rau để qua đêm sẽ sản sinh hàm lượng nitrat khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư.

Không nên dùng rau dền với thịt ba chỉ: Bạn không nên dùng rau dền với thịt ba chỉ và hạn chế dùng rau dền hâm đi hâm lại nhiều lần vì có thể gây hại cho sức khỏe. Đây là loại thực phẩm không hợp với một số người như: người có tính hàn, phụ nữ có thai, người bị phong thấp, bệnh gút và bệnh sỏi thận.

Rau dền đỏ (tên khoa học là Amaranthus tricolor) được ví như "rau trường thọ", có lá mềm, màu đỏ tươi, thường được sử dụng để nấu ăn ở nhiều nơi trên thế giới.

Thông thường, rau dền đỏ thường được sử dụng để nấu món xào, canh, salad.

Thông thường, rau dền đỏ thường được sử dụng để nấu món xào, canh, salad.

Gợi ý một số bài thuốc thường dùng

- Giúp nhuận tràng: Rau dền đỏ 1 nắm, nhặt sạch, rửa rồi luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm rất công hiệu hoặc có thể dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu nghiệm với các trường hợp táo bón.

- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Rau dền đỏ 20g, lá mã đề non 20g, lá dâu bánh tẻ 20g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh, thêm gia vị cho vừa ăn hằng ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

- Giảm ngứa: Chuẩn bị 20g rau dền đỏ, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 16g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

- Trị kiết lỵ do nóng: Rau dền đỏ 20g, lá mơ lông 20g, rau sam 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng 20g, ăn trong vài ngày là khỏi có thể thêm rau sam.

- Phụ nữ sau sinh nóng trong: Dền đỏ 50g, rửa sạch thái khúc, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày, 5 ngày một liệu trình.

Loại rau bỏ đi vô cùng tốt cho gan, chế biến đủ món bổ gan cho ngày nghỉ dài uống rượu nhiều

Bồ công anh là rau dại mọc nhiều ở nước ta, không ít người bỏ đi. Tuy nhiên, loại rau này lại vô cùng tốt cho gan, làm những món bổ gan trong những ngày nghỉ dài, uống rượu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi  ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN