3 bộ phận cực bẩn ở lợn, thèm mấy cũng chớ ăn kẻo rước bệnh vào người

Sự kiện: Sống khỏe

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trên mâm cơm của người Việt. Dù vậy, khi ăn thịt lợn nên tránh xa những bộ phận dưới đây, cẩn thận kẻo rước họa vào người.

Thịt lợn là thực phẩm giàu protein và chứa nhiều chất béo khác nhau. Ăn thịt lợn giúp cung cấp nguồn chất đạm, chất béo, khoáng chất… mà cơ thể cần để hoạt động và làm việc. 

Hàm lượng protein của thịt lợn nạc, nấu chín là khoảng 26% trọng lượng tươi. Khi khô, hàm lượng protein của thịt lợn nạc có thể lên tới 89% - làm cho nó trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất.

Hơn nữa, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm thiamine. Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.

Thịt lợn tốt là thế nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dưới đây là 3 bộ phận bẩn nhất ở lợn chớ nên ăn kẻo rước bệnh:

Lòng già lợn: Lòng già xào hay luộc đều là món ăn nhiều người yêu thích, tuy nhiên đây là một bộ phận được đánh giá là không sạch sẽ của lợn.

Lòng già là nơi thải ra phân sau quá trình lợn tiêu hóa thức ăn vì vậy sẽ có mùi hơi khó chịu, hơn nữa chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và khó làm sạch, có thể gây bệnh đường tiêu hóa cho người ăn.

Ngoài ra, món lòng già cũng có chứa hàm lượng chất béo cao nên tiêu thụ lâu dài sẽ gây tăng mỡ máu.

Lòng già lợn được khuyến cáo là không nên ăn (Ảnh minh họa)

Lòng già lợn được khuyến cáo là không nên ăn (Ảnh minh họa)

Thịt ở cổ lợn: Phần thịt ở cổ lợn nên được hạn chế sử dụng vì chúng có chứa nhiều hạch bạch huyết, các hạch này đều chứa mầm bệnh như vi khuẩn và virus, vừa có mùi hôi khó chịu lại còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể, rất khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao.

Để bảo vệ sức khỏe, khi đi chợ bạn nên tránh mua thịt cổ lợn, tuy nhiên nếu vẫn muốn ăn phần thịt này thì trước khi chế biến bạn cần loại bỏ các hạch bạch huyết này. Nếu không thể loại bỏ thì tốt nhất bạn không nên mua nó.

Phổi lợn: Phổi lợn là một cơ quan không sạch, chúng là cơ quan hô hấp của lợn. Do môi trường sống của lợn cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng vì vậy phổi lợn rất dễ chứa lượng lớn vi khuẩn, bụi bẩn, nếu ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể.

Do môi trường sống của lợn cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng (Ảnh minh họa)

Do môi trường sống của lợn cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, gan cũng được khuyến cáo là không nên ăn. Bởi, gan là cơ quan giải độc của lợn, hầu hết các chất độc trong cơ thể sẽ được gan phân hủy. Tuy nhiên, có nhiều kim loại nặng mà lợn hít hoặc ăn vào mà gan không thể phân hủy được, chúng tích tụ lại ở gan lợn và sẽ gây hại sức khỏe cho người ăn. Hơn nữa, gan lợn chứa nhiều cholesterol, nếu ăn quá 2-3 lần mỗi tuần sẽ gây thừa cân, béo phì, hại tim mạch.

Bên cạnh tránh xa những bộ phận trên của lợn, bạn cần lưu ý những điều sau khi ăn thịt lợn:

Kiểm soát lượng thịt ăn vào: Các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến cáo nên kiểm soát lượng tiêu thụ thịt gia súc và gia cầm mỗi ngày, bao gồm cả thịt lợn, nên ở mức 40-75g. Nếu thích ăn gan động vật, bao gồm cả gan lợn, bạn có thể ăn 2-3 lần một tháng, 25g/lần. 

Chú ý đến phương pháp nấu ăn: Mọi người nên hạn chế nướng, quay, rán thịt. Hãy sử dụng phương pháp nấu ở nhiệt độ thấp, không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Hạn chế thịt lợn chế biến sẵn: Các sản phẩm chế biến như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích không chỉ chứa hàm lượng muối cao mà trong quá trình sản xuất còn sản sinh ra nhiều loại chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng, nitrosamine… Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn khi nấu như trên cũng bị giảm sút.

Thịt lợn hay phủ tạng của lợn đều ăn được. Tuy nhiên, người dùng phải chú ý gan có nhiều chất độc lưu lại, đảm bảo lợn không bệnh.

Khi mua thịt lợn bạn phải kiểm tra kỹ, tránh mua phải lợn gạo, lợn bệnh,... vì rất nguy hiểm. Ngoài ra, thịt lợn chóng bị ôi thiu nên phải chọn những loại thịt tươi.

Những bộ phận “cực độc“ của gà, nhiều người không biết tưởng bổ

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà đúng là miễn chê nhưng không phải tất cả những bộ phận của gà đều “bổ” dưỡng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa  ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN