13 lý do nên từ chối thức ăn nhanh

Cơ thể cần thức ăn để tồn tại. Nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm đều tốt.

Một ví dụ điển hình là thức ăn nhanh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những phân tích cho thấy thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo cách tiêu cực.

Thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe của bạn vì nó có thể gây ra các vấn đề sau:

Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn

Các chất béo xấu (chất béo chuyển hóa và bão hòa) trong thức ăn nhanh làm tăng triglyceride và cholesterol LDL trong máu của bạn, dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim. Thức ăn nhanh cũng gây ra đột biến lượng đường trong máu cao và viêm động mạch khiến mảng bám dễ dàng bám vào bên trong thành động mạch. Khi các động mạch bị hẹp lại và tắc, các cơn đau tim có thể xảy ra.

Giảm chức năng não

Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh gây giảm khả năng ghi nhớ và học các kỹ năng mới. Các chất béo xấu trong đồ ăn vặt, chẳng hạn như chất béo chuyển hóa, có thể thay thế các chất béo tốt trong não, can thiệp vào cơ chế truyền tín hiệu. Tiêu thụ một lượng lớn chất béo và thức ăn nhanh có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Bệnh tiểu đường typ 2

Khi ăn đồ ăn vặt, lượng đường trong máu tăng đột biến do tính chất chế biến của đồ ăn vặt. Điều này tương tự cú sốc đối với sự trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng xấu đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường typ 2.

Các vấn đề về thận tiềm ẩn

Hàm lượng muối là một lý do khác khiến thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe. Một chế độ ăn nhiều muối có thể phá vỡ sự cân bằng của natri và kali, gia tăng gánh nặng cho thận. Các chất phụ gia khác nhau và các chất khác cũng có thể dẫn đến giảm chức năng thận.

13 lý do nên từ chối thức ăn nhanh - 1

Thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe.

Có thể bị tổn thương gan

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn nhanh có hại cho gan gần như rượu. Ăn thức ăn nhanh trong 4 tuần có thể ảnh hưởng xấu đến men gan. Ngoài ra, chất béo chuyển hóa từ đồ ăn vặt có thể lắng đọng trong gan, gây ra các vấn đề về gan.

Vấn đề tiêu hóa

Thức ăn nhanh hầu như không có chất xơ. Điều này có nghĩa là nguy cơ táo bón và trĩ cao hơn. Hàm lượng chất béo cao của loại thực phẩm này có thể làm tăng tiết axit dạ dày, kích thích lớp niêm mạc dạ dày. Gia vị cay trong thức ăn nhanh cũng có thể kích ứng dạ dày, gây cảm giác nóng rát, đau.

Tăng nguy cơ ung thư

Nhiều nghiên cứu liên kết chế độ ăn ít chất xơ với bệnh ung thư đường tiêu hóa mà thức ăn nhanh hầu như không chứa chất xơ. Hàm lượng đường và chất béo cao làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các loại đồ ăn nhanh chiên có thể gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Suy yếu hệ miễn dịch

Một chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch. Nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh, cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết để thiết lập hệ thống ngăn ngừa bệnh tật khiến cơ thể dễ bị cúm, nhiễm trùng và các bệnh khác.

Trầm cảm, đặc biệt là ở thanh thiếu niên

Tiêu thụ thức ăn nhanh có thể làm cho các vấn đề cảm xúc tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến trầm cảm vì thực phẩm này thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để cân bằng nội tiết tố. Người ta nghiên cứu thấy rằng nguy cơ bị trầm cảm tăng 58% ở những thanh thiếu niên thường ăn đồ ăn nhanh.

Yếu và mệt mỏi

Trớ trêu thay, mặc dù thức ăn nhanh thường có lượng calo rất cao nhưng nó thường khiến bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi. Mâu thuẫn rõ ràng này là do thức ăn nhanh có ít chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và khoáng chất. Nó không thể cung cấp cho bạn năng lượng liên tục. Tiêu thụ lâu dài thức ăn nhanh có thể dẫn đến mệt mỏi mạn tính.

Các vấn đề về da, răng, xương

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ thức ăn nhanh với mụn trứng cá và bệnh eczema. Điều này không có gì ngạc nhiên khi có dầu và chất béo thường có rất nhiều trong thức ăn nhanh. Các vấn đề về răng là do đường tinh chế và carbohydrate tạo môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển trong miệng. Ngoài ra, một lý do khác khiến thức ăn nhanh có hại cho bạn là tiêu thụ quá nhiều natri (thức ăn nhanh có hàm lượng natri rất cao) làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Nghiện

Thức ăn nhanh có thể gây nghiện. Một số thành phần, gia vị được đưa vào chế biến thức ăn nhanh kích hoạt các tế bào trong não gây hưng phấn, vui vẻ. Để tìm kiếm nhiều niềm vui hơn, bạn sẽ ăn nhiều thức ăn béo hơn khiến bạn nghiện nó. Hóa ra thuốc lá, rượu và ma túy không phải là những tệ nạn gây nghiện duy nhất.

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Cuối cùng là thực tế cho thấy, nhiều thức ăn nhanh thường được sản xuất trực tiếp trên đường phố và thiếu điều kiện nấu nướng hợp vệ sinh. Vì vậy, những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh dễ có khả năng bị nhiễm vi khuẩn, virut và ký sinh trùng.

Nam diễn viên mất mạng vì ung thư dạ dày do thói quen ăn uống thất thường

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của nam diễn viên Vương Miêu được xác định là do ung thư dạ dày vì thời gian dài đóng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hoa ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN