11 mẹo bảo quản thực phẩm cực hữu ích trong Tết này

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Bạn sẽ không còn phải tiếc nuối khi vứt bỏ đi 1 túi rau héo chưa dùng hay 1 lọ gia vị mới chỉ dùng được 1 nửa khi biết những mẹo bảo quản này.

1. Bảo quản rau trong cốc nước đặt trong tủ lạnh

11 mẹo bảo quản thực phẩm cực hữu ích trong Tết này - 1

Mặc dù đã bảo quản trong tủ lạnh nhưng rau vẫn có dấu hiệu héo úa, không còn tươi ngon là câu chuyện chung của rất nhiều bà nội trợ. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể phân loại riêng các loại rau, rửa sạch và cắt bớt phần gốc đối với các loại rau thân mềm và đặt vào trong cốc nước, để tủ lạnh để giữ được độ tươi lâu dài. Đối với các loại rau củ có thân cứng, hãy bọc trong khăn ẩm, cho vào túi bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh.

2. Rửa quả mọng với giấm và để trong hộp kín

11 mẹo bảo quản thực phẩm cực hữu ích trong Tết này - 2

Giấm ngoài là gia vị nấu ăn, nó còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, thích hợp dùng để rửa hoa quả. Giấm có nồng độ axit cao nên có tác dụng tốt trong việc làm sạch sản phẩm tươi sống. Hơn nữa, những lớp sáp bảo quản bên ngoài hoa quả sẽ biến mất hoàn toàn khi được rửa bằng giấm.

Để thực hiện, hãy pha giấm theo tỉ lệ 3:1 với nước, sau đó ngâm quả mọng vào hỗn hợp trong 10 phút. Sau  khi đã rửa sạch, hãy để quả khô tự nhiên rồi cho vào hộp kín, bảo quản trong tủ lạnh.

3. Bọc cuống chuối bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc

Chuối là loại quả nhanh chín nên việc chuối chín quá nhanh, chuyển sang màu nâu là khó tránh khỏi. Để hạn chế tốc độ chín của chuối cũng như không để khí ethylene thoát ra từ loại quả này làm hỏng các loại trái cây khác, bạn có thể dùng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín cuống chuối.

4. Rửa sạch, lau khô và bảo quản chanh trong túi kín để vào tủ lạnh

Chanh để lâu trong tủ lạnh thường có dấu hiệu khô, héo và cứng. Để có thể bảo quản chanh lâu hơn, bạn chỉ cần rửa sạch chúng, dùng khăn thấm khô và bảo quản trong túi zip hoặc hộp kín rồi để vào tủ lạnh.

5. Bảo quản hành tây trong quần tất cũ

11 mẹo bảo quản thực phẩm cực hữu ích trong Tết này - 3

Hành tây thường được nhiều người mua với số lượng lớn nên việc bảo quản để hành không hỏng hay mọc mầm rất được quan tâm. Để bảo quản hành tây tốt, hãy đắt chúng vào những chiếc quần tất không còn sử dụng, thắt nút ngăn giữa những củ hành và treo lên. Mẹo này không chỉ giúp hành tây tươi lâu hơn mà còn tận dụng tốt những chiếc quần tất cũ.

6. Không để táo dập cạnh những quả táo nguyên vẹn

Táo có xu hướng hỏng nhanh đặc biệt là khi không được bảo quản đúng cách. Giống như chuối, táo cũng là loại trái cây sản sinh ra ethylene nên việc để chúng cạnh các loại trái cây khác là điều hết sức sai lầm. Nhất là khi táo bị bầm dập, lượng ethylene thoát ra từ quả táo như vậy rất lớn dễ khiến cho những quả táo khác để gần hỏng nhanh. Vậy nên, hãy loại bỏ những quả táo hỏng sớm nhất có thể để hoa quả trong nhà bạn luôn được tươi lâu.

7. Bảo quản cà rốt trong cát hoặc mùn cưa

11 mẹo bảo quản thực phẩm cực hữu ích trong Tết này - 4

Cà rốt là thực phẩm nên được bảo quản trong cát ẩm hoặc mùn cưa. Việc này giúp cà rốt đảm bảo giữ được độ ẩm cần thiết, luôn tươi ngon và bảo quản được lâu. Hãy đổ 1 lớp cát hoặc mùn cưa vào thùng gỗ rồi xếp 1 hàng cà rốt lên trên, sau đó lạ thêm 1 lớp nữa rồi xếp tiếp cà rốt lên. Điều này sẽ giúp các củ cà rốt không chạm vào nhau và bảo quản được lâu hơn.

8. Bảo quản thảo mộc tươi trong dầu

Nhiệt độ là kẻ thù lớn nhất của các loại thảo mộc, rau thơm. Chìa khóa để bảo quản các loại thảo mộc là đông lạnh chúng trong dầu oliu. Dầu oliu ngâm thảo mộc sẽ nâng tầm món ăn của bạn. Cách bảo quản này thích hợp để nấu các món súp, món hầm, cà ri, những món ăn có sử dụng dầu oliu và thảo mộc.

11 mẹo bảo quản thực phẩm cực hữu ích trong Tết này - 5

9. Bọc khoai tây bằng giấy nâu và bảo quản ở góc tối

Solanine là một hóa chất độc hại có trong khoai tây, được sản sinh với số lượng lớn nếu tiếp xúc với bất kỳ loại ánh sáng nào, thậm chí là ánh sáng mặt trời. Theo đại học Michigan, nếu ăn phải nó sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như khó chịu ở dạ dày, buồn nôn và dư vị khó chịu. Vậy nên hãy bọc khoai tây trong túi giấy nâu và để ở góc tối trong bếp.

Lưu ý, chỉ rửa khoai tây nếu bạn sử dụng chúng ngay. Rửa sạch trước có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm và vi khuẩn do hơi ẩm xâm nhập, vì vậy tốt nhất bạn chỉ nên rửa khi dùng ngay.

10. Bảo quản cá trong ngăn đá

11 mẹo bảo quản thực phẩm cực hữu ích trong Tết này - 6

Cá mua về hãy xả sạch dưới vòi nước lạnh rồi thấm khô bằng khăn giấy. Sau đó bọc kín cá trong giấy bạc, giấy  sáp hoặc màng bọc thực phẩm rồi để vào hộp kín, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Cá tiếp xúc với không khí có thể làm mất hương vị rất nhanh. Cá để trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản từ 2-3 ngày, trong khi cá đông lạnh có thể để được đến 12 tháng.

11. Bọc phô mai mềm trong giấy sáp và bảo quản trong hộp kín ở tủ lạnh

Phô mai là món ăn được nhiều người yêu thích nhưng cũng là thực phẩm có xu hướng bị mốc nhanh. Để bảo quản phô mai được lâu, hãy bọc chúng trong giấy sáp kí, ngăn chặn không khí và sự ẩm ướt có thể xâm nhập. Sau khi đã bọc trong giấy sáp, hãy để phô mai vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Thịt gà cũng có thể gây ngộ độc nếu chế biến và bảo quản sai cách

Thịt gà là thực phẩm phổ biến, giàu dinh dưỡng và rất dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, nếu ăn thịt gà chưa nấu chín hoặc bị ô nhiễm, bạn rất dễ bị ngộ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Chi (Theo Mashed) ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN