10 thực phẩm cực tốt nhưng kết hợp cùng sữa lại là điều cấm kỵ, không phải ai cũng biết
Kết hợp sữa với một số thực phẩm không đúng cách dễ dẫn đến đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi và khó chịu.
Những loại thực phẩm không nên kết hợp với sữa
Sữa là nguồn thực phẩm trong chế độ ăn uống lành mạnh khi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như protein, canxi, vitamin A, B-6, D, K, phốt pho, magiê, iốt... Tuy nhiên không phải đồ ăn nào khi dùng cùng sữa cũng tốt cho sức khỏe. Theo đó, khi thưởng thức sữa, bạn hãy tránh kết hợp với sữa với một số đồ ăn sau bởi có thể khiến tiêu hóa gặp vấn đề, theo VOV.
1. Không nên kết hợp sữa với trà
Sữa giàu dưỡng chất tuy nhiên khi kết hợp với trà không tốt cho sức khỏe. Trà rất giàu hợp chất chống oxy hoá và vitamin giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Dù vậy, bạn không nên kết hợp trà với sữa. Một số nghiên cứu chỉ ra, các casein, protein được tìm thấy trong sữa, tạo thành phức hợp với catechins, flavonoid trong trà làm mất tác dụng vốn có của trà.
2. Không nên kết hợp sữa với trái cây có múi
Sữa và trái cây họ cam quýt cũng không được sử dụng cùng nhau. Bổ sung trái cây họ cam quýt và sữa cùng nhau sẽ khiến bạn gặp phải một số vấn đề như nôn mửa hoặc đau dạ dày. Do đó, bạn chỉ nên uống sữa ít nhất 2 giờ sau khi ăn trái cây này.
3. Không nên kết hợp sữa với socola
Sữa socola được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon, nhưng kết hợp sữa với socola có thể gây nên việc tiêu chảy, chậm phát triển ở trẻ nhỏ và táo bón.
Sữa giàu protein và canxi, trong khi sô cô la chứa axit oxalic. Vì vậy khi kết hợp 2 loại thực phẩm này lại với nhau dẫn đến sự hình thành của canxi oxalat không hòa tan. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự hấp thu canxi, gây khô tóc, tiêu chảy và thậm chí là tăng trưởng chậm.
4. Không nên kết hợp sữa với đường thốt nốt
Một số người hay thêm đường thốt nốt vào sữa thay vì đường, nhưng theo các chuyên gia, đường thốt nốt với sữa được cho là có hại cho dạ dày. Và đau dạ dày có thể xuất phát từ nguyên nhân này.
5. Không nên kết hợp sữa với dưa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa hoạt động như loại thuốc nhuận tràng và dưa có đặc tính lợi tiểu nên dẫn đến xung đột các chức năng. Khi uống sữa cùng với dưa, acid dạ dày cần thiết để tiêu hóa dưa làm cho sữa đông lại, gây ra các vấn đề về dạ dày.
6. Không nên kết hợp sữa với chuối
Chuối là loại quả được nhiều người yêu thích vì giàu vitamin B6 và các loại chất xơ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bụng đói mà kết hợp chuối với sữa sẽ gây ra các phản ứng không tốt như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Một số trường hợp còn gây nên cảm lạnh, nghẹt mũi.
7. Không nên kết hợp sữa với cam
Không nên ăn cam ngay sau khi uống sữa, nếu bạn muốn ăn thì hãy đợi sau đó ít nhất một giờ. Vì các protein trong sữa gặp axit trong cam sẽ xảy ra quá trình kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ sữa. Ngoài cam, bạn cũng không nên ăn những thực phẩm khác có tính axit sau khi uống sữa.
8. Không nên kết hợp sữa với đường
Khi uống sữa bạn không nên cho thêm đường, đặc biệt là với sữa nóng. Đường khi kết hợp với sữa sẽ dễ gây phản ứng giữa lysine và fructose, tạo ra chất độc hại cho cơ thể. Vì vậy, không nên thêm đường vào sữa tươi đun sôi.
9. Không nên kết hợp sữa với thuốc
Nhiều người có thói quen uống thuốc bằng sữa thay vì nước lọc, mà không biết điều này có thể ảnh hưởng đáng kể sự hấp thu của thuốc trong cơ thể người. Sữa dễ dàng tạo ra một màng mỏng ôm bề mặt của thuốc. Do đó, canxi, magiê và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc. Từ đó tạo nên chất không hòa tan trong nước và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
10. Không nên kết hợp sữa với trứng, thịt, hải sản
Sữa và hải sản là hai loại thực phẩm kỵ nhau. Dùng chung hai thực phẩm này sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, trong sữa và hải sản đều chứa nhiều canxi nhưng nếu bạn dùng chung một lúc hai loại canxi khó hấp thụ dễ gây sỏi thận cho bạn.
Bạn cũng cần tránh ăn cá và tất cả các loại thịt với sữa vì có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Sữa có chứa rất nhiều protein động vật, do vậy nó không nên kết hợp với các loại protein khác, đặc biệt là protein từ trứng, thịt và cá.
Sữa rất tốt nhưng không phải ai cũng biết cách uống tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Sữa giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai uống cũng tốt cho sức khỏe
Người đang bị tiêu chảy
Theo báo Tiền Phong, sữa (sữa động vật, phổ biến nhất là sữa bò) là loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị các bệnh về đường tiêu hóa, bạn nên hạn chế sử dụng sữa. Các rối loạn cấp tính hoặc rối loạn chức năng sinh lý đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, hấp thu và bài tiết thức ăn của cơ thể. Bạn không nên uống sữa khi gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Trong sữa có chứa đường lactose. Việc tiêu hóa đường lactose phụ thuộc vào men lactase do tế bào niêm mạc ruột non tiết ra. Trong khi đó, nếu ruột bị viêm, lớp niêm mạc bị phá hủy thì tạm thời cơ thể sẽ không thể tiết ra men lactase. Khi đó, đường lactose sẽ không được phân hủy. Chúng ở lại trong hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột và gây ra các phản ứng nghiêm trọng như mất nước, tiêu chảy, đầy hơi.
Người mắc các bệnh về dạ dày
Protein trong sữa là chất bài tiết mạnh. Nó có thể kích thích axit dịch vị. Đặc biệt, sữa còn có hàm lượng canxi cao giúp thúc đẩy bài tiết gastrin và càng thúc đẩy quá trình bài tiết axit dịch vị.
Do đó, người bị bệnh viêm loét dạ dày sẽ cảm thấy dễ chịu ngay sau khi uống sữa. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, sữa sẽ làm bão hòa axit dịch vị dạ dày. Khi đó, nó sẽ làm mất tác dụng của việc kích thích tiết axit dạ dày.
Người mắc bệnh về tuyến tụy và túi mật
Người bị bệnh về tuyến tụy và túi mật không nên uống sữa. Cơ thể cần có dịch mật và men tụy để tiêu hóa các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như sữa. Tuy nhiên, khi tuyến tụy và túi mật không hoạt động bình, uống sữa sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
Người mắc bệnh thiếu máu
Người bị thiếu máu do thiếu sắt uống sữa sẽ không có lợi cho quá trình hấp thụ sắt mà còn có thể làm chứng bệnh thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguồn: [Link nguồn]
Thịt bò là nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn nhưng bạn cần lưu ý một số món 'đại kỵ' với thịt bò để tránh gặp rắc rối về sức khỏe.