Vụ Khaisilk bán khăn TQ: Hiệp hội làng nghề lụa Hà Đông lên tiếng
“Việc cắt mác lụa của Trung Quốc, gắn mác của Việt Nam vào là việc làm phi đạo đức, đây là hành vi lừa dối khách hàng".
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đã và đang tồn tại ở Việt Nam, song ít có làng nào có truyền thống văn hoá lịch sử đẹp như làng lụa Vạn Phúc.
Những ngày vừa qua, khăn lụa mang thương hiệu nổi tiếng Khaisilk bị nhiều khách hàng tố có tới 2 nhãn mác, một là "Made in China" và một là "Made in Vietnam".
Đứng trước thông tin này, doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khaisilk cuối cùng cũng đã lên tiếng thừa nhận có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.
Không chỉ có vậy, ông chủ tập đoàn có tên Khaisilk còn “tiết lộ”, ở Việt Nam ngay cả làng lụa truyền thống Vạn Phúc (Hà Đông) cũng chủ yếu bán lụa có xuất xứ từ Trung Quốc.
Có mặt tại làng lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc – Hà Đông, Hà Nội) chiều 26/10, chia sẻ với PV, các hộ kinh doanh, gia đình sản xuất lụa truyền thống, Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc, Hà Đông đều vô cùng bức xúc.
Bà Nguyễn Thị Thoa (56 tuổi) người có 30 năm kinh doanh sản phẩm lụa Vạn Phúc bức xúc: “Những mặt hàng chúng tôi bán hoàn toàn là lấy từ các xưởng sản xuất thủ công trong làng. Nếu nói chúng tôi bán hàng Trung Quốc là hoàn toàn bịa đặt”.
Tiểu thương này cũng cho biết, bà rất bất bình về hành vi cắt mác của Trung Quốc, dán mác của Việt Nam vào bán với giá “cắt cổ”.
“Đây là việc làm gian dối, lừa đảo người tiêu dùng, không thể chấp nhận được”, bà Thoa nói.
Bà Bà Nguyễn Thị Thoa (56 tuổi) người có 30 năm kinh doanh sản phẩm lụa Vạn Phúc bức xúc trước hành vi gian dối của Khaisilk.
Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc, Hà Đông cho biết, những mặt hàng lụa được bày bán trong làng hoàn toàn là lấy từ các xưởng sản xuất thủ công.
“Việc cắt mác lụa của Trung Quốc, gắn mác của Việt Nam vào là việc làm phi đạo đức, đây là hành vi lừa dối khách hàng. Tại địa phương chúng tôi, hiệp hội luôn nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh phải minh bạch về nguồn gốc sản phẩm. Nếu lụa là hàng ngoại nhập thì phải ghi rõ là hàng nhập, hàng Việt Nam ghi rõ là Việt Nam và lụa của Vạn Phúc phải có in tên tuổi đàng hoàng”.
Lụa Vạn Phúc làm ra được dệt tất cả các hoa văn truyền thống có tên “Lụa Hà Đông” ở sản phẩm.
Theo ông Hà, một doanh nghiệp muốn thành công cần phải tâm huyết với nghề, trung thực với sản phẩm mình làm ra và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng khi có phản hồi.
Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc, Hà Đông cũng chỉ ra một số cách phân biệt hàng Trung Quốc và lụa truyền thống. Chẳng hạn: Lụa Vạn Phúc làm ra được dệt tất cả các hoa văn truyền thống có tên “Lụa Hà Đông” ở sản phẩm. Lụa Vạn Phúc đều được sử dụng 2 mặt còn hàng Trung Quốc thì chỉ sử dụng một mặt, không mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
Một khách hàng ở Thạch Thất (Hà Nội) cũng cho biết, từ trước đến nay dù mua lụa về dùng cho bản thân hay biếu, tặng chị đều đến Vạn Phúc để chọn. Những thương hiệu khác dù có nổi tiếng đến mấy chị cũng không quan tâm, vì chị chỉ tin vào hàng truyền thống.
“Thương hiệu nổi tiếng rồi lừa đảo khách hàng lấy giá đắt cắt cổ thì không thể chấp nhận được”, chị Ninh bức xúc.
Một khách hàng cho biết, từ trước đến nay dù mua lụa về dùng cho bản thân hay biếu, tặng chị đều đến Vạn Phúc để mua.
Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc, Hà Đông cho biết, những mặt hàng lụa được bày bán trong làng hoàn toàn là lấy từ các xưởng sản xuất thủ công.
Các công đoạn sản xuất lụa đều được các nghệ nhân làm rất tỉ mỉ, cầu kỳ.
Bà Mão chủ một xưởng dệt có tiếng ở làng luạ Vạn Phúc khẳng định, không có chuyện “hoán đổi” nhãn mác trong sản xuất lụa, không có chuyện “đánh tráo” thương hiệu.
Ông chủ của thương hiệu Khaisilk là Hoàng Khải đã thừa nhận vụ khăn lụa xuất xứ Trung Quốc và gửi lời xin lỗi.