Thế giới biệt lập của những bệnh nhân phong cô độc
Không gia đình, họ hàng, người thân… chỉ có những người đồng bệnh làm bạn với nhau dưới mái nhà chung bệnh viện phong da liễu Văn Môn (Thái Bình). Có những người cả đời chưa bước chân ra khỏi cổng bệnh viện.
Bệnh viện phong da liễu Văn Môn (huyện Vũ Thư, Thái Bình) được thành lập từ năm 1900. Đây là ngôi nhà chung của hàng trăm bệnh nhân mắc căn bệnh phong quái ác.
Thời điểm đông nhất, bệnh viện điều trị và chăm sóc cho khoảng 2.600 bệnh nhân của 21 tỉnh thành.
Các bệnh nhân được chia ra sống với nhau theo từng gia đình 8 – 10 người để giúp đỡ lẫn nhau.
Ngày nay, khoa học hiện đại nên bệnh phong được chữa trị dễ dàng. Bệnh viện đã không còn tiếp nhận những trường hợp mắc bệnh phong như trước.
Nhiều ngôi nhà đã bị bỏ hoang, xuống cấp.
Vết tích thời gian vẫn còn vương vấn đâu đó mà khi người ta nhìn thấy, quá khứ kinh hoàng lại hiện về.
Hiện bệnh viên phong da liễu Văn Môn còn nuôi dưỡng 231 bệnh nhân. Hầu hết, những người bệnh ở đây đã cao tuổi, có những người đến đây từ khi còn thiếu nhi đến giờ không còn nhớ nổi quê quán, anh em họ hàng ở đâu…
Căn bệnh phong quái ác đã khiến chân, tay các cụ rụng rời. Có người thì mất chân, có người thì mất ngón tay, có người thì mất cả tay cả chân… phải sống nhờ vào đội ngũ điều dưỡng và phục vụ của bệnh viện.
Những đôi chân chẳng còn nguyên vẹn. Đến giày, dép họ cũng phải được đóng riêng vì giày dép bình thường không thể đi được.
Theo chế độ bảo trợ xã hội của tỉnh Thái Bình, từ 1/8/2017, những người trên 60 tuổi ở viện được hưởng 1.080.000 đồng/tháng; dưới 60 tuổi hưởng 810.000 đồng/tháng.
Mỗi ngày, các cụ được 10.000 đồng tiền thức ăn, ngoài gạo. Ngày ăn 2 bữa, bữa trưa từ 9h30 đến 10h; buổi tối ăn từ 15h30 đến 16h.
Gần cả đời người phải sống trong bệnh viện, nhiều người cam chịu số phận. Cho họ một mong muốn nhưng họ cũng chẳng còn biết đi đâu về đâu vì đã không còn gia đình, anh em họ hàng.
Với họ giờ đây, chỉ còn những người cùng cảnh ngộ ở bệnh viện bầu bạn.
Gần đến Tết Nguyên đán 2018, khi mọi người chuẩn bị sắm sửa, về với gia đình thì cũng là lúc không khí u tịch bao trùm lấy nơi bệnh viện phong da liễu Văn Môn. Trong ảnh là ông Nguyễn Quang Chiêu (SN 1933, quê xã Tân Đệ, huyện Vũ Thư, Thái Bình).
Hàng trăm con người, người mất ngón tay, người mất chân, người mất cả tay cả chân… phải sống nương tựa vào nhau....