Tại sao bão số 10 lại trở nên hung hãn khi đổ bộ vào Việt Nam?

Sự kiện: Bão số 10 Tin bão

Hình thành trên Biển Đông chỉ mạnh cấp 8 nhưng khi đổ bộ vào vùng biển Việt Nam, bão số 10 có lúc mạnh lên cấp 13, gió giật cấp 15.

Tại sao bão số 10 lại trở nên hung hãn khi đổ bộ vào Việt Nam? - 1

Bão số 10 là cơn bão đầu tiên ở Việt Nam được cảnh báo mức độ rủi ro cấp độ 4.

Bão số 10 (Doksuri) được hình thành từ áp thấp nhiệt đới ở ngoài khơi Philippines từ chiều tối 12/9. Khi mới hình thành, bão mạnh cấp 8, gió giật cấp 11. Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc và một ngày sau chỉ mạnh lên cấp 9, gió giật cấp 12.

Đến ngày 14/9, khi tiến gần hơn về vùng biển nước ta, bão số 10 mạnh lên “thần kỳ” và di chuyển với tốc độ thần tốc hơn, 20-25km/h. Bão tăng liền 3 cấp, mạnh lên cấp 12, gió giật cấp 15.

Sang đến ngày 15/9, khi áp sát các tỉnh ven biển miền Trung, bão mạnh lên tới cấp 13, gió giật cấp 15.

Với cấp độ như vậy, bão số 10 là cơn bão đầu tiên ở Việt Nam được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đưa ra mức cảnh cấp độ 4 (màu đỏ), tiệm cận mức thảm họa (cấp độ 5).

Vậy tại sao khi vào gần đất liền nước ta bão số 10 lại di chuyển thần tốc và gia tăng sức mạnh đáng sợ như vậy?

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng dự báo khí tượng Hạn ngắn (Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương) cho biết, khi ở ngoài Biển Đông, bão số 10 liên tục đổi hướng và mạnh lên một cách nhanh chóng là do sự tương tác giữa bão và bão Talim.

Sau đó, bão Talim đi lên phía Bắc, đổ bộ vào Trung Quốc và không còn ảnh hưởng đến bão số 10 nữa. Vì thế, bão số 10 di chuyển ổn định hơn, theo hướng Tây Tây Bắc hướng về phía miền Trung nước ta.

Về nguyên nhân khiến cho bão gia tăng cường độ khi tới gần đất liền Việt Nam và đẩy nhanh tốc độ di chuyển, ông Năng lý giải: “Khi bão di chuyển qua vùng biển có nền nhiệt  ấm khiến bão được tiếp thêm “nhiên liệu".

Nhiệt độ nước biển ấm tạo điều kiện cho hơi nước bốc hơi nhanh hơn, cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho cơn bão trước khi đổ bộ vào đất liền. Do đó, lượng mưa và sức tàn phá của cơn bão này trở nên đáng sợ”.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương phòng chống thiên tai, tính đến 5h sáng nay (16/9), các địa phương báo cáo về đã có 4 người chết do bão số 10. Trong đó, Thanh Hóa 1 người; Nghệ An 1 người; Quảng Bình 1 người; Huế 1 người.

Bão số 10 cũng khiến 21 người bị thương (Nghệ An: 1 người; Quảng Bình: 10 người; Quảng Trị; 9 người; Huế: 1 người). Gần 130.000 ngôi nhà bị sập, hư hỏng và ngập nước. Vùng tâm bão Hà Tĩnh, Quảng Bình là bị thiệt hại nặng nề nhất.

Ngoài ra, bão cũng gây hư hỏng, gãy đổ hàng ngàn cột điện; hàng ngàn ha hoa màu, lúa bị ngập trong nước; nhiều tàu thuyền bị đánh chìm, hư hỏng và nhiều tuyến đê biển bị sạt lở.

Ban chỉ đạo trung ương nhấn mạnh, đây mới chỉ là báo cáo thiệt hại ban đầu, thiệt hại thực tế có thể còn lớn hơn nhiều. Các địa phương cần tiếp tục rà soát và thống kê tình hình thiệt hại.

Những cơn bão khủng khiếp nhất đổ bộ vào Việt Nam trong 10 năm qua

Cơn bão số 10 vừa quét qua dải đất miền Trung gây thiệt hại nặng nề, cùng nhìn lại những cơn bão khủng khiếp nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Bão số 10 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN