Sau Văn Miếu, đến lượt Hoàng Thành Thăng Long “khoác áo mới”

Sự kiện: Thời sự

Đoan Môn, cổng chính dẫn vào Hoàng Thành cùng 2 cửa ngách phủ một lớp vôi màu vàng mới tinh.

Sau Văn Miếu, đến lượt Hoàng Thành Thăng Long “khoác áo mới” - 1

Phần tường mái của Đoan Môn được phủ một lớp vôi màu vàng nhạt

Thời gian gần đây, việc hàng loạt các di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong (Huế) được “khoác áo mới” khiến dư luận xôn xao, cùng nhiều ý kiến khác nhau.

Những hình ảnh mới nhất về Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long được phủ lớp vôi màu vàng nhạt tiếp tục thu hút sự chú ý của người dân, du khách. 

Chiều 16.1, ghi nhận của PV, khu vực Đoan Môn hệ thống tường, lan can bậc thang, cửa ngách của Hoàng Thành Thăng Long được phủ một lớp vôi màu vàng nhạt khác lạ so với màu trầm, rêu phong thường thấy.

Trao đổi với PV, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long cho hay đây là việc bảo quản di tích thường kỳ, vẫn được hàng năm. Hoạt động này đã được các chuyên gia và cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.

Sau Văn Miếu, đến lượt Hoàng Thành Thăng Long “khoác áo mới” - 2

 Các bức tường được đánh sạch rêu mốc

Công việc bảo quản này bắt đầu từ đầu tháng 12.2016, dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 20.1.2017. Phần kết cấu gỗ, các chuyên gia làm sạch bằng tay, đánh vecni theo phương pháp truyền thống. Những phần mái, tường gạch phải làm sạch bề mặt do rong rêu cây cỏ bám vào, sau đó vá lại phần sứt lở bằng vữa truyền thống.

"Dư luận quan tâm tới màu mới của Đoan Môn là rất đáng quý. Tuy nhiên, việc quét vôi bảo dưỡng như vậy vẫn được chúng tôi thực hiện hàng năm, cho từng bộ phận. Riêng khu vực Đoan Môn, lần quét vôi tổng thể như đang làm cũng từng được thực hiện vào dịp Đại lễ 2010”, ông Việt Anh khẳng định.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long cho biết thêm, khu vực Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long đã trải qua nhiều lần trùng tu.Năm 1998, khi chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, Đoan Môn cũng được trùng tu lại sau khi Bộ quốc phòng chuyển giao khu vực này cho Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh, Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Năm 2010, Ủy ban di sản thế giới đã công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.

Một số hình ảnh Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long được quét vôi mới:

Sau Văn Miếu, đến lượt Hoàng Thành Thăng Long “khoác áo mới” - 3

Sau Văn Miếu, đến lượt Hoàng Thành Thăng Long “khoác áo mới” - 4

Hình ảnh có phần lạ lẫm của Đoan Môn khi “khoác màu áo mới”

Sau Văn Miếu, đến lượt Hoàng Thành Thăng Long “khoác áo mới” - 5

Các cửa được đánh sạch sơn vecni

Sau Văn Miếu, đến lượt Hoàng Thành Thăng Long “khoác áo mới” - 6

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, việc quét vôi này là hoạt động bảo trì thường xuyên của Trung tâm. Trước đó, Đoan Môn cũng đã từng được trùng tu nhiều lần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tất Định ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN