Sáng nay (25/12), không khí Hà Nội thuộc top ô nhiễm nhất Thế giới
Kết quả đo và phân tích không khí Hà Nội trong sáng 25/12 cho thấy, không khí ở Thủ đô được xếp vào nhóm “Rất không lành mạnh” và nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất Thế giới.
Chỉ số chất lượng không khí đo được thông số tại trạm đo lường chất lượng không khí đặt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ trong sáng 25/12.
Theo thông số tại trạm đo lường chất lượng không khí đặt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ (đặt tại đường Láng Hạ, quận ba Đình, Hà Nội) cho biết mức độ ô nhiễm ở Thủ đô đã đạt mức rất cao, chỉ số AQI lên tới 207 thuộc nhóm "Rất không lành mạnh" và cảnh báo sức khoẻ trường hợp khẩn cấp đối với tất cả mọi người.
Bên cạnh đó không chỉ ở khu vực trung tâm Thủ đô hà Nội mà còn tại nhiều địa điểm khác trong thành phố, chỉ số chất lượng không khí trong sáng nay cũng ở mức báo động đỏ như ở Phan Chu Trinh, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Kim Liên lần lượt là 196; 189; 160 và 152 (đều thuộc nhóm không lành mạnh).
Với chỉ số AQI đạt tới ngưỡng rất cao, Hà Nội nằm trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo dữ liệu từ Airvisual.
Với chỉ số AQI đạt tới ngưỡng rất cao, Hà Nội nằm trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo dữ liệu từ Airvisual.
Đây không phải lần đầu tiên mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội lọt top ô nhiễm nhất thế giới. Trước đó ngày 5/10/2016, chỉ số AQI tại Hà Nội còn lên tới 241, cao thứ nhì thế giới. Trong năm 2016, Thành phố Hà Nội có tới 282 ngày ô nhiễm không khí.
Trong năm 2016, Tp Hà Nội có tới 282/365 ngày không khí bị đánh giá ở mức ô nhiễm.
Bảng đo 6 cấp độ của chỉ số chất lượng không khí AQI.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là một chỉ số theo dõi chất lượng không khí hàng ngày được thiết lập bởi Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ với 6 cấp độ cơ bản: Tốt, Trung bình, Không lành mạnh đối với người nhạy cảm, Không lành mạnh, Rất không lành mạnh và Nguy hiểm. Trong đó, PM (Particulate Matter – vật chất dạng hạt) bao gồm hỗn hợp các hạt vật chất rắn và lỏng trong không khí. Ô nhiễm dạng hạt bao gồm: PM10: Bụi có thể hít phải với đường kính từ 10 µm (micromet) trở xuống và PM 2.5: Bụi mịn có thể hít phải với đường kính từ 2.5 µm (micromet) trở xuống. Các hạt này có thể do nhiều chất khác nhau tạo nên như cacbon, sulfua, khí nitơ, và các hợp chất kim loại,… Trong đó, nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí được coi là một chỉ số quan trọng bởi các hạt bụi này có kích thước siêu nhỏ và đặc biệt nguy hiểm bởi chúng có khả năng xâm nhập trực tiếp vào túi phổi. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện tại được lấy theo nồng độ PM 2.5 tại thời điểm công bố. |
Dải bờ biển phía đông của Trung Quốc dày đặc các nguồn phát tán thủy ngân.