Bổ sung sắt với những quan niệm sai lầm
Tại Việt Nam, mặc dù được tuyên truyền khá nhiều về các cách thức bổ sung sắt bằng thực phẩm, thuốc bổ máu, … và cả các dấu hiệu biểu hiện, triệu chứng thiếu máu thiếu sắt, tuy nhiên, mọi người vẫn rất phân vân giữa việc chọn lựa hình thức bổ sung, nên dùng thực phẩm nào hay loại thuốc sắt nào tốt, nên bổ sung trước hay trong khi có thai.
“Đèn đỏ” là giai đoạn thiếu sắt cần báo động ở phụ nữ
Theo Trung tâm dinh dưỡng TPHCM, trong suốt giai đoạn kinh nguyệt, phụ nữ sẽ mất khoảng 40 đến 60ml máu mỗi ngày tương đương với việc hao hụt từ 20 – 30mg sắt trong cơ thể họ. Đặc biệt đối với những người bị rong kinh sẽ hao hụt lượng máu nhiều hơn người bình thường, dẫn đến lượng sắt cũng hao hụt theo tỉ lệ tương ứng. Cũng theo thống kê, 1/3 số phụ nữ trưởng thành và ½ bạn gái tuổi thiếu niên thường hay bị thiếu máu do thiếu sắt. Đồng thời theo thống kê về dinh dưỡng tại Việt Nam, lượng thức ăn nạp vào cơ thể chỉ bảo đảm được một nửa nhu cầu dinh dưỡng đa dạng cần thiết. Vì thế, trong thời gian chu kì kinh nguyệt việc bổ sung sắt là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết, tốt nhất là cả hai hình thức bù sắt từ thực phẩm chứa nhiều chất sắt và thuốc bổ máu.
Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin, thành phần trong các tế bào hồng cầu giúp cho quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào của cơ thể. Kết quả là, người thiếu máu thiếu sắt lâu ngày sẽ trở nên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm lý bất an, dễ cáu giận. Một số người bị thiếu máu cũng có thể bị giảm sự thèm ăn và xáo trộn giấc ngủ, gây ra khó thở khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Đặc biệt, trí nhớ kém và tâm trạng lúc vui lúc buồn ở phụ nữ cũng là những biểu hiện thiếu máu cần được quan tâm một cách triệt để.
Đối với các bạn gái tuổi thiếu niên, việc thiếu sắt sẽ gây buồn ngủ, mất tập trung, làm giảm khả năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập. Tuy nhiên, khi bị thiếu máu thiếu sắt, một số người có biểu hiện không rõ ràng hoặc thậm chí không có biểu hiện, nên dễ bị bỏ qua và không có kế hoạch phục hồi lượng sắt đã mất một cách hợp lý. Nếu tình trạng này bị kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng về tim mạch (nhịp tim sẽ đập nhanh, bất thường), phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai nếu bị thiếu máu thiếu sắt sẽ dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân.
Tầm quan trọng của việc bổ sung sắt ở phụ nữ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, lượng sắt cần bổ sung ở phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi là 18mg mỗi ngày, ở thiếu nữ 14 - 18 tuổi là 15mg mỗi ngày. Do đó, việc bổ sung sắt vào thời kỳ nguyệt san là rất cần thiết. Về dinh dưỡng, cần ăn thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ để tang cường nạp them sắt vào cơ thể một cách tự nhiên. Ngoài ra, việc tẩy giun định kỳ cũng giúp phòng ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi các nguyên nhân gây thiếu sắt.
Tuy nhiên, do điều kiện dinh dưỡng ở Việt Nam hiện nay chưa đủ chuẩn và chỉ mới đáp ứng được 30 - 50% nhu cầu cơ thể - nên lượng sắt nạp vào cơ thể qua đường ăn uống vẫn thiếu. Bộ Y tế khuyến cáo các bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có sự mất máu qua chu kỳ kinh nguyệt nên cần được uống viên sắt dự phòng, cần bổ sung viên sắt hang tuần (viên sắt có thể kèm các yếu tố tạo máu khác nhau như acid folic, vitamin B12) để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể.