Vụ hoàng tử nước Đức tự sát: Hoàng tộc quyền lực Đức giờ sống ra sao?
Những hoàng tử, công chúa của gia tộc Hohenzollern ngày nay sống âm thầm ở Đức nhờ khối tài sản kếch xù và lời cam kết không tham gia vào chính trị.
Gia tộc Hohenzollern trong bức ảnh chụp chung năm 2001.
Mới đây nhất, hoàng tử Carlos Patrick Godehard đã nhảy lầu tự sát từ tầng 21 của một khách sạn sang trọng ở Frankfurt. Hoàng tử là một thành viên trong nhà Hohenzollern, gia tộc quyền lực bậc nhất từng nắm quyền trị vì nước Đức cách đây 100 năm.
Thất bại trong Thế chiến 1 khiến Hoàng đế Đức và cũng là vua nước Phổ, Wilhelm II phải thoái vị, chấm dứt quãng thời gian trị vì của nhà Hohenzollern. Wilhelm II phải sống lưu vong ở Hà Lan cho đến khi qua đời năm 1941.
Tuy vậy, đa số thành viên gia tộc Hohenzollern vẫn ở lại Đức. Nhiều tòa lâu đài, vùng đất của gia tộc này vẫn được gìn giữ cho đến cuối Thế chiến 2.
Gia tộc Hohenzollern hiện sống rải rác trên khắp nước Đức. Họ không còn vai trò chính trị với Đức nhưng luôn thực hiện cam kết của mình với xã hội và văn hóa.
Ngày nay, Georg Friedrich, 41 tuổi, người cháu trực hệ của hoàng đế Wilhelm II gánh trên vai sức ép khôi phục danh tiếng gia tộc và cũng là người lẽ ra trở thành hoàng đế nếu triều đại không chấm dứt cách đây 100 năm.
Người lẽ ra trở thành hoàng đế
Trong một buổi chiều đẹp trời, Georg Friedrich có mặt tại đúng nơi hoàng đế Wilhelm II tuyên bố đưa nước Đức dấn thân vào Thế chiến 1. 114 năm sau, địa điểm này trở thành bảo tàng quốc gia và là niềm tự hào của không chỉ hoàng tử Georg Friedrich và còn cả gia tộc Hohenzollern.
Hoàng tử Georg Friedrich là người đứng đầu gia tộc Hohenzollern.
“Tôi không bao giờ để mình bị kỳ thị vì quá khứ của gia tộc”, Georg nói. Chúng tôi không thể chọn được quá khứ của mình. Chúng tôi phải sống với nước Đức, cả mặt tốt và mặt xấu”.
Georg Friedrich trên thực tế không phải là hoàng tử theo luật pháp của CHLB Đức, nhưng giống như những người trong gia tộc Hohenzollern được phép giữ lại tước hiệu gắn liền với tên của mình.
Sinh năm 1976 ở Fischerhude, gần Bremen, hoàng tử Georg có một tuổi thơ “đầy sóng gió”. Ông mất cha khi mới lên 1 tuổi. Năm 1994, người ông Louis Ferdinand qua đời, khiến Georg khi đó mới 18 tuổi, trở thành người đứng đầu nhà Hohenzollern.
Georg luôn đứng ra lo việc của gia tộc và xuất hiện trong các sự kiện quy mô lớn với vai trò giống như đại sứ.
Hoàng tử Georg lập gia đình năm 2011 và hiện là cha của cặp sinh đôi 4 tuổi, thỉnh thoảng họ lại xuất hiện trên trang bìa tạp chí Đức. Nhưng Georg chủ yếu sống âm thầm ở Berlin với những di sản của gia tộc.
“Tôi và gia đình không có liên hệ gì với chính phủ. Chúng tôi chỉ là công dân của một xã hội tự do, nhưng không đảm nhiệm bất kỳ vai trò chính trị nào”, Georg nói. “Nước Phổ trong quá khứ hay Đế chế Đức đều đã tan biến từ lâu. Nhưng gì chúng tôi đang làm chỉ là thúc đẩy văn hóa cổ truyền”.
Lâu đài Hohenzollern ngày nay là một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng.
Nước Đức ngày nay vẫn còn tranh cãi về công trạng của hoàng đế Wilhelm II cuối cùng. “Tôi không muốn tranh luận về những tổn hại về ngoại giao từ thời Wilhelm II hay những phát biểu của cụ”, hoàng tử Georg nói. “Ở thời điểm đó, hãy nhớ rằng một vị hoàng đế sẽ phải cư xử ra sao, và Wilhelm II không phải là ngoại lệ”.
Không còn nắm quyền lực chính trị
Nhà Hohenzollern tiếp tục bị phủ bóng đen trong lịch sử Đức sau năm 1918, khi phát xít Đức dưới thời Adolf Hitler trỗi dậy.
Con trai của hoàng đế Wilhelm II, August Wilhelm có khuynh hướng ngả về phe phát xít với hy vọng giành lại ngai vàng.
Mối quan hệ này khá bình ổn khi Hitler lên nắm quyền. Theo hoàng tử Georg, gia tộc Hohenzollern trở thành công cụ để Hitler quảng bá chính quyền phát xít.
“Năm 1933, tầm ảnh hưởng của gia tộc vẫn còn và có lẽ Hitler nghĩ sẽ tốt hơn nếu có Hohenzollern đứng cùng phe với mình”, Georg nói.
Hoàng tử Georg Friedrich lập gia đình năm 2011.
Đối với Hitler, đó là quyền lực hợp pháp. Đối với phe Đồng minh, mọi thứ ma quỷ và phát xít đều xuất phát từ Đế quốc Phổ.
“Tôi cảm thấy thật xấu hổ”, hoàng tử Georg nói. “Cho đến ngày nay, nhiều nhà sử học vẫn cho rằng gia tộc chúng tôi có liên hệ trực tiếp với phát xít”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, hoàng tử Georg Friedrich khẳng định rằng mình không muốn nước Đức quay trở lại thời kỳ quân chủ.
Khi được hỏi rằng liệu mình có muốn trở thành hoàng đế không, Georg nói: “Tất nhiên là không. Gia đình tôi không có gánh nặng chính trị với đất nước và tôi cũng không muốn điều đó. Những gì còn lại chỉ là trách nhiệm gìn giữ văn hóa. Chúng tôi có lâu đài Hohenzollern như một biểu tượng quốc gia về văn hóa ở thủ đô Berlin và Brandenburg”.
Một trong những thành viên hoàng tộc trong triều đại cuối cùng của Đức mới đây đã tự sát bằng cách nhảy từ tầng...