VN là hình mẫu về đội mũ bảo hiểm cho nhiều nước trên thế giới

Theo báo nước ngoài, lộ trình phổ cập mũ bảo hiểm ở Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định.

VN là hình mẫu về đội mũ bảo hiểm cho nhiều nước trên thế giới - 1

Tác giả nhận định tác giả nhận định tuy còn nhiều khó khăn, nhìn chung lộ trình phổ cập mũ bảo hiểm ở Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm áp dụng quy định đội mũ bảo hiểm với người đi xe máy ở Việt Nam, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông đăng tải một bài bình luận có tựa: “Những bài học từ quy định đội mũ bảo hiểm của Việt Nam”.

Trong bài viết, tác giả nhận định tuy còn nhiều khó khăn trong việc xử lý mũ kém chất lượng hay tỉ lệ thấp trẻ em đội mũ, nhìn chung lộ trình phổ cập mũ bảo hiểm ở Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Dưới đây là bài bình luận được lược dịch:

“Một sự kiện về an toàn giao thông gần đây tại trường tiểu học Tiên Phong, Hà Nội bắt đầu với bài hát về đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Trong sự kiện, một con khỉ diễn xiếc đội mũ bảo hiểm cũng trình diễn trên sân khấu.

Các học sinh tự trang trí mũ bảo hiểm nhỏ bằng đất sét và nhảy theo bài hát về mũ bảo hiểm. Mọi người đều trở về nhà với mũ bảo hiểm màu xanh da trời hoặc màu cam trên tay.

Chương trình tặng mũ bảo hiểm này là một trong những sự kiện thường niên được tổ chức bởi Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á (AIP), nhân dịp kỉ niệm 10 năm thực thi quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe máy ở Việt Nam.

VN là hình mẫu về đội mũ bảo hiểm cho nhiều nước trên thế giới - 2

Một chương trình tuyên truyền về mũ bảo hiểm ở Hà Nội

Trong thập kỷ qua, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã cùng nhau làm việc để biến  mũ bảo hiểm trở thành thứ không thể thiếu với người đi xe máy - loại xe chiếm tới 95% phương tiện được đăng ký của cả nước.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở Việt Nam là 24,5/100.000. Đây là con số cao thứ hai ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, con số này sẽ còn cao hơn nếu không có quy định về mũ bảo hiểm. AIP ước tính quy định này cứu được 15.000 mạng sống.

Trước khi quy định có hiệu lực vào tháng 12 năm 2007,  hiếm khi người ta nhìn thấy mũ bảo hiểm trên đường phố Việt Nam. Ngày nay, hơn 90% người đi xe máy đội mũ bảo hiểm. Điều này có được là nhờ việc thực thi luật nghiêm ngặt, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và các chương trình giáo dục về an toàn giao thông.

Cho đến nay, ở Việt Nam, vẫn có nhiều vấn đề xung quanh việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Chưa đến một nửa trẻ em Việt Nam đội mũ bảo hiểm thường xuyên. Ngoài ra, số lượng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn vẫn tràn lan trên thị trường. Nhiều số liệu cho rằng có tới 80% mũ bảo hiểm đang được sử dụng là không an toàn.

Tuy nhiên, công cuộc cải thiện những vấn đề nảy sinh vẫn đang được tiến hành. Trong khi nhiều phụ huynh cho rằng đội mũ bảo hiểm không tốt cho cổ của trẻ em, các chuyên gia cho rằng không hề có bằng chứng chứng minh điều này.

Ông Dương Văn Bá, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết vụ dự định tăng cường nhiều chương trình để nâng cao tỉ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm. Ông đưa ra ví dụ trường học có thể chỉ định một nhân viên kiểm tra trẻ em có đội mũ bảo hiểm khi đến trường hay không.

Còn ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, nói rằng mình hy vọng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ ban hành quy định mới trong tháng tới về chất lượng mũ bảo hiểm. Quy định có thể bao gồm tiêu chuẩn mũ bảo hiểm để giúp cảnh sát xác định mũ bảo hiểm kém chất lượng và điều khoản phạt những người bán những loại mũ bảo hiểm này.

VN là hình mẫu về đội mũ bảo hiểm cho nhiều nước trên thế giới - 3

Việt Nam dường như cung cấp lộ trình mẫu điển hình trong việc thay đổi hành vi công cộng

Đối với nhiều quốc gia khác, nơi việc sử dụng xe máy đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam dường như cung cấp lộ trình mẫu điển hình trong việc thay đổi hành vi công cộng, theo những chuyên gia về an toàn giao thông.

Số người chết do tai nạn giao thông tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chiếm tới 90% thế giới, một phần vì rất nhiều người sử dụng xe hai bánh khi di chuyển.

"Tôi gọi nó là mặt tối của toàn cầu hóa", Greig Craft, người thành lập AIP tại Việt Nam nói. "Sự thịnh vượng đang bùng nổ, đem lại cho người dân sự lưu động. Nhưng có mặt tối, như các số liệu thống kê cho thấy. Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng”.

Việt Nam dường như là hình mẫu cho thấy để đảm bảo an toàn cho người dân, cần nhiều hơn ngoài luật pháp. Ví dụ, Thái Lan đã thông qua đạo luật yêu cầu lái xe đội mũ bảo hiểm vào năm 1994. Nhưng sự thực thi luật lỏng lẻo khiến chỉ có khoảng 44% lái xe đội mũ bảo hiểm. Sự thay đổi hành vi ở Việt Nam đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ địa phương và các nhà tài trợ quốc tế.

AIP đã áp dụng mô hình của Việt Nam vào các chương trình của họ tại Campuchia và Uganda. Thủ tướng Tanzania, nơi số xe máy tăng từ 46% lên 54% số phương tiện đăng ký trong ba năm, cũng nói rằng nỗ lực kêu gọi đội mũ bảo hiểm của Việt Nam là mô hình mẫu trong chuyến thăm năm 2010.

Ivan Small, giáo sư về nhân học tại Đại học Bang Connecticut, Mỹ người nghiên cứu về sự lưu động ở Việt Nam, nói rằng vào năm 2007, không ai nghĩ rằng mũ bảo hiểm có thể phổ biến như bây giờ ở Việt Nam.

Ông nói: "Có rất nhiều luật về an toàn giao thông, từ đèn xanh đèn đỏ đến làn xe máy cho tới quy định về mũ bảo hiểm, người ta nghĩ rằng những điều này sẽ không bao giờ hiện được”.

Khi sự thay đổi về kinh tế làm gia tăng số lượng xe máy ở nhiều quốc gia, bài học lớn nhất từ Việt Nam có lẽ là việc bảo đảm an toàn giao thông cần phải có một sự thay đổi rộng khắp về cả văn hoá”.

Trâu chọi húc chết chủ ở Việt Nam lên báo nước ngoài

Báo Anh gọi đây là “sự trả thù của trâu” ngay trên tiêu đề bài viết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - SCMP ([Tên nguồn])
Việt Nam trên báo nước ngoài Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN