Vì sao Qatar "sống khỏe" suốt cả tháng bị Ả Rập cô lập?

Tròn một tháng kể từ khi các quốc gia láng giềng Ả Rập cắt hoàn toàn liên hệ đường không, đường bộ, đường biển với Qatar, quốc gia vùng Vịnh này vẫn tỏ ra “sống khỏe”.

Vì sao Qatar "sống khỏe" suốt cả tháng bị Ả Rập cô lập? - 1

Khách sạn sang trọng St. Regis luôn sẵn sàng phục vụ bữa ăn xa xỉ cho khách hàng vào bất cứ thời điểm nào.

Theo Washington Post, người dân Qatar vẫn đang tận hưởng những ngày tháng sống trên “thiên đường”, bất chấp sự cô lập từ các nước láng giềng.

Các cửa hàng quần áo cao cấp ở Doha đã cập nhật xu hướng mùa hè mới nhất. Siêu thị đầy ắp thịt và pho mát nhập khẩu từ châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng trước, Qatar đã nhập khẩu 4.300 xe hơi đời mới và cừu từ Hàn Quốc, Úc.

Khách sạn sang trọng như St. Regis phục vụ bữa ăn xa hoa và rượu đắt tiền cho khách vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Các ngôi sao bóng đá nổi tiếng như Gerard Pique, Sergio Busquets và Jordi Alba mới đến Doha vào tuần trước để gặp gỡ người hâm mộ. Doha cũng là nơi sẽ diễn ra các trận đấu của vòng chung kết World Cup 2022.

“Chúng tôi không cảm thấy điều gì khác biệt cả. Không khí lễ hội, ăn mừng ở khắp nơi”, người dân Qatar có tên Badr Jeran nói khi đang đi mua sắm.

Vì sao Qatar "sống khỏe" suốt cả tháng bị Ả Rập cô lập? - 2

Dàn siêu xe Ferarri, Lamborghini, McLaren, Aston Martin đậu tại khách sạn St. Regis.

Tháng trước, Ả Rập Saudi, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ai Cập tuyên bố cắt quan hệ với Qatar, ngừng mọi hoạt động giao thương. Thông tin này gây chấn động vùng Vịnh, khiến Qatar rơi vào khủng hoảng trong thời gian ngắn.

Nhưng chỉ sau vài ngày, quốc gia nhỏ bé này đã lấy lại được cân bằng. Nếu đây là biện pháp trừng phạt Qatar thì các nước Ả Rập đã sai lầm.

Người dân ở khắp đất nước Qatar đều thể hiện sự ủng hộ với quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani, 37 tuổi. “Chúng tôi đều là Tamim. Chúng tôi đều là Qatar”, một biểu ngữ viết trên xe hơi trên đường phố.

Nhưng Qatar đã làm cách nào để chống đỡ trước sức ép từ các nước láng giềng?

Rất nhiều tiền

Vì sao Qatar "sống khỏe" suốt cả tháng bị Ả Rập cô lập? - 3

Qatar tuyên bố huy động 340 tỷ USD chống đỡ trước sức ép từ các nước Ả Rập.

Qatar là đất nước nhỏ bé nhưng nắm trong tay khối tài sản kếch xù nhờ hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt. Hoàng gia Qatar đã không tiếc tiền duy trì mức sống sung túc cho người dân, thậm chí còn hơn cả công dân các nước Ả Rập.

Qatar chỉ có dân số 2 triệu người. Số người gốc Qatar làm việc trong chính phủ còn ít hơn nên hoàng gia có thừa tài sản để đảm bảo cuộc sống cho họ.

Mới đây nhất, Qatar đã huy động 340 tỷ USD, trong đó 40 tỷ USD là nguồn dự trữ vàng ròng, theo thống đốc ngân hàng trung ương Abdullah Bin Saoud Al Thani.

Số tiền này đủ để Qatar duy trì cuộc sống cho người dân và chi trả các khoản tiền công ích trong nhiều năm. Mặt khác, Qatar vẫn có nguồn tiền khác đem đầu tư vào các thương hiệu nổi tiếng, bất động sản đắt tiền ở New York và London để thu lợi nhuận.

Nguồn năng lượng dồi dào

Vì sao Qatar "sống khỏe" suốt cả tháng bị Ả Rập cô lập? - 4

Các siêu thị ở Doha luôn đầy ắp sản phẩm bất chấp khủng hoảng.

Nguồn thu chính của Qatar là từ hợp đồng bán dầu mỏ và khí đốt. Điều đáng chú ý là dù cô lập Qatar nhưng nhiều nước Ả Rập như UAE, Oman vẫn âm thầm mua nhiên liệu từ nước này để phục vụ nhu cầu trong nước.

Các tàu chở hàng từ khắp nơi trên thế giới vẫn cập cảng Qatar thường xuyên để mua khí tự nhiên, dầu mỏ.

“Cuộc khủng hoảng là cơ hội để hoàng gia Qatar chèo lái con thuyền kinh tế trước cơn bão khó khăn. Tôi cho rằng họ đã làm điều này rất tốt”, chuyên gia về Trung Đông, Noha Aboueldahab nhận định.

Để nhập khẩu lương thực, hàng hóa từ nơi xa về Doha, chi phí chắc chắn sẽ vượt trội hơn rất nhiều. Nhưng cho đến nay, khoản tiền này vẫn do hoàng gia Qatar trả hết, không ảnh hưởng đến người mua, bà Noha nói.

Chính phủ nói giá lương thực và thuốc men trên thực tế tăng cao gấp 10 lần so với trước khủng hoảng, nhưng họ đã chi trả hết.

Bạn bè xuất hiện trong khó khăn

Vì sao Qatar "sống khỏe" suốt cả tháng bị Ả Rập cô lập? - 5

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) ủng hộ Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani mạnh mẽ nhất.

Thời điểm Qatar gặp khó khăn là lúc mà các đồng minh thân cận nhất như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran thể hiện vai trò của mình. Một lượng lớn lương thực, sữa bò được Qatar nhập từ hai quốc gia này.

Iran thậm chí còn mở thêm không phận, cảng biển để đón các chuyến bay vào tàu biển từ Qatar. Thổ Nhĩ Kỳ đem quân đội đến căn cứ của nước này ở Qatar. Hình ảnh xe thiết giáp Thổ Nhĩ Kỳ lăn bánh trên đường phố Doha đã thể hiện cam kết bảo vệ đồng minh của Ankara.

Ngoài việc nhập khẩu, chính phủ Qatar cũng giúp người dân trồng các sản phẩm hữu cơ như cà chua, dưa chuột, cà tím và nhiều loại rau củ khác trong nhà kính để chống lại khủng hoảng lương thực.

Hướng đi mới

Vì sao Qatar "sống khỏe" suốt cả tháng bị Ả Rập cô lập? - 6

Hàng hóa không ngừng được đổ vào Qatar để bù đắp thiếu hụt.

Hiện nay, Qatar đã mở 5 tuyến đường nhập khẩu khác, 2 từ Oman, 2 từ Ấn Độ và một từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Cảng Hamad ở phía nam thủ đô Doha hiện đang hoạt động “hết công suất”, theo giám đốc cảng, Abdelaziz Nasser Al-Yafei. Cơ sở trị giá 7,4 tỷ USD này chỉ mới được đưa vào hoạt động kể từ tháng 12.

Cảng Hamad đã đón 212 lượt tàu chở hàng đến Doha trong tháng 6. 24.000 container được bốc dỡ, 4.300 xe hơi đời mới, 61.000 vật nuôi và 6.400 tấn vật liệu xây dựng được Qatar nhập khẩu qua cảng này.

Nguồn gốc của các mặt hàng khá đa dạng, từ Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, hay thậm chí là xe hơi Hàn Quốc.

Ngoài đường biển, Qatar cũng sử dụng đường hàng không với hơn 200 máy bay, 21 máy bay vận tải để chuyên chở hàng hóa, đảm bảo nhu cầu của người dân.

Ả Rập Saudi trừng phạt, ngàn lạc đà Qatar chết đói, khát

Hàng ngàn con lạc đà Qatar bị Ả Rập Saudi trục xuất trong những ngày qua lang thang trong sa mạc và chết dần vì đói và khát.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post ([Tên nguồn])
Khủng hoảng ngoại giao Qatar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN