Vết đen "quái vật" trên Mặt trời sắp gây họa Trái đất?
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ phát hiện vết đen rộng 120.000km trên bề mặt Mặt trời, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra bão mặt trời, gây gián đoạn liên lạc vệ tinh và khiến Trái đất chìm trong bóng tối.
Vết đen mới được phát hiện rộng tới 120.000km.
Theo Daily Mail, vết đen rộng 120.000km, gấp 10 lần đường kính Trái đất, đủ lớn để các nhà khoa học quan sát được từ xa.
Miệng hố này nhìn từ xa giống như vết đen. Chúng thường lạnh hơn khu vực xung quanh và tạo ra bão mặt trời (solar flare).
Bão mặt trời mang theo bức xạ ảnh hưởng đến hoạt động vệ tinh và có thể khiến một số nơi trên Trái đất mất điện. Nhờ bão Mặt Trời, người quan sát ở khắp nơi trên thế giới có thể chứng kiến hiện tượng cực quang tuyệt đẹp.
NASA phát hiện ra vết đen trên bề mặt Mặt trời từ tuần trước nhưng mới công bố vào ngày 12.7. “Vết đen mặt trời đang ngày càng mở rộng nhanh chóng. Vẫn cònquá sớm để đi đến kết luận về tác động của nó đối với Trái đất”.
Vết đen trên Mặt trời tiềm ẩn nguy cơ gây họa cho Trái đất.
Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) dự báo có 25% khả năng bão mặt trời tấn công Trái đất trong những ngày tới, vì vết đen này hướng trực tiếp đến hành tinh xanh.
Mặc dù vết đen có thể là mối đe dọa với Trái đất, nó cũng là cơ hội để các nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc hiếm có của Mặt trời.
Trước đây, một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, Mặt trời có thể đang bước đến giai đoạn cuối vòng đời và có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Bước vào cuối chu kỳ, Mặt trời sẽ phát nổ trước khi biến thành một ngôi sao màu đỏ khổng lồ, nuốt trọn các hành tinh khác trong một kịch bản của ngày tận thế. Nhưng đa số các nhà khoa học vẫn cho rằng, phải 5 tỷ năm nữa Mặt trời mới thực sự "chết".
Mặt trời được cho là đang bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ và có thể kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ siêu...