Sức mạnh của cô gái Ấn bị 8 gã đàn ông hiếp dâm tập thể
Bị hiếp dâm tập thể bởi 8 người đàn ông từ khi 15 tuổi, Sunitha Krishnan không bỏ cuộc và đã trở thành một trong những nhà hoạt động xã hội truyền cảm hứng nhất Ấn Độ.
Sunitha Krishnan, người từng bị hiếp dâm tập thể năm 15 tuổi, nhưng đã không bỏ cuộc
Sau những vụ việc hiếp dâm đau lòng, nạn nhân thường không dễ gì nói ra những điều khủng khiếp mà họ vừa trải qua. Thế nhưng với những cô gái trong loạt bài dưới đây, họ đã sẵn sàng kể về bi kịch của chính mình với mục đích tuyên truyền bảo vệ phụ nữ, thậm chí, có người còn biến câu chuyện hiếp dâm của mình thành bài học và truyền cảm hứng khắp nơi. |
"Một nửa trong số các bạn sẽ chẳng giúp đỡ nạn nhân hiếp dâm. Vậy thì làm thế nào tôi có thể trả lời phỏng vấn về công việc giúp đỡ nạn nhân hiếp dâm của tôi?”, Sunitha Krishnan, người phụ nữ 45 tuổi, trả lời phỏng vấn tờ Al Jazeera.
Có thế thấy rõ sự tức giận trong lời nói của cô, người cho rằng ở Ấn Độ, luật pháp đang không làm được những điều cần làm, truyền thông không nhập cuộc và xã hội quá thờ ơ với nạn hiếp dâm.
Sự tức giận là điều dễ hiểu. Vì không ai biết rõ hơn Sunitha Krishnan về những gì một nạn nhân hiếp dâm ở Ấn Độ phải chịu đựng. Họ đối mặt với sự kỳ thị, cô lập và sự tẩy chay của xã hội, chưa nói đến các chấn thương.
Bị cưỡng hiếp bởi 8 người đàn ông khi cô mới chỉ 15 tuổi, Krishnan phải đối phó với tất cả những điều trên. Mặc dù bị tổn thương, cô vẫn không bỏ cuộc và thậm chí đã trở thành một vị cứu tinh của nhiều phụ nữ gặp hoàn cảnh tương tự.
Cô từng phải đối mặt với sự kỳ thị, cô lập và sự tẩy chay của xã hội, chưa nói đến các chấn thương
Krishnan sinh ra ở Bangalore. Ngay từ khi cô mới là sinh viên, cha mẹ luôn ủng hộ quyết định theo đuổi ngành học về xã hội của cô.
Chỉ cao 1m40, Krishnan 45 tuổi ngày nay có lẽ là một trong những nhân vật mang lại nhiều hy vọng nhất ở Ấn Độ đương đại, tờ Al Jazeera nhận định.
Cô đồng sáng lập tổ chức Prajwala (có nghĩa là “Ngọn lửa vĩnh cửu”) vào năm 1996 cùng anh trai Jose Vetticatil, một nhà truyền giáo qua đời năm 2005.
Prajwala là tổ chức giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán tìm được nơi trú ẩn. "Thời gian của tôi chủ yếu dành cho những người cần sự giúp đỡ", Krishnan nói.
Krishnan đồng sáng lập Prajwala, tổ chức giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán tìm được nơi trú ẩn
Cuộc hành trình với Prajwala của cô bắt đầu từ việc chuyển đổi một nhà thổ ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ thành một trường học cho con cái của những người phụ nữ hành nghề mại dâm.
Kể từ đó, cô đã bất chấp mọi đe dọa và thậm chí cả các cuộc tấn công (một trong những cuộc tấn công đã khiến cô bị tổn thương tai) để thực hiện mục tiêu cao cả của mình. Tổng cộng, Krishnan đã giúp giải cứu 8.000 cô gái – nạn nhân của buôn người. Họ được phục hồi thông qua đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và kết hôn.
Bên cạnh tổ chức Prajwala, cô còn đồng sản xuất một bộ phim có nội dung liên quan tới nô lệ tình dục. Theo nhiều ước tính, năm 2013, Ấn Độ có khoảng 3 triệu nô lệ tình dục, hầu hết trong số đó là trẻ em, theo Al Jazeera. Bộ phim thất bại về mặt thương mại, "nhưng nó gây được tiếng vang trong giới chuyên môn”, cô nói.
Tổng cộng, Krishnan đã giúp giải cứu 8.000 cô gái – nạn nhân của buôn người. Họ được phục hồi thông qua đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và kết hôn
Tổng cộng, Krishnan đã giúp giải cứu 8.000 cô gái – nạn nhân của buôn người. Họ được phục hồi thông qua đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và kết hôn.
Krishnan luôn trăn trở về thái độ thờ ơ của xã hội Ấn Độ với nạn hiếp dâm.
Một tòa án địa phương ở New Delhi từng kết án 4 người đàn ông vì tội hãm hiếp và sát hại một sinh viên y khoa vào tháng 12.2012. Vụ việc này đã gây ra sự phẫn nộ, thể hiện qua các cuộc biểu tình bạo lực và các cuộc tranh luận trên cả nước.
Thế nhưng theo Krishnan, đó chỉ là một sự giả mạo. “Khi cả nước lên án một vụ hiếp dâm, tôi đang cố gắng để cứu giúp một bé gái 4 tuổi bị hãm hiếp và lạm dụng. Tại sao lúc đó, không ai quan tâm đến trường hợp của em gái này”.
Theo cô, ép buộc bán dâm, nô lệ tình dục, hiếp dâm trong hôn nhân và lạm dụng tình dục luôn là một phần của xã hội Ấn Độ. "Chỉ là ngày nay, nhiều sự việc được đưa ra ánh sáng hơn”.
Khi được hỏi về vụ cưỡng hiếp của chính mình, Krishnan nói: “Tôi không nhớ chi tiết của vụ hiếp dâm nhiều như tôi nhớ về sự tức giận trong tôi khi đó. Tôi biến sự tức giận ấy thành sức mạnh”.
Với nhiều phát ngôn giận dữ và phê phán thẳng thắn, nhiều người nhận định Krishnan là một người bướng bỉnh, “không dễ làm hài lòng”. Tại nhiều diễn đàn, Krishnan đã không ngần ngại nói rõ danh tính của những nạn nhân hiếp dâm và bệnh nhân dương tính với HIV mà cô giúp đỡ, cũng như công việc hiện tại của họ.
>>> Xem thêm: Chuyện cảm động về cô gái Mexico bị "hãm hiếp 43.200 lần"