Triều Tiên đang thử nghiệm “sát thủ diệt tàu sân bay” Mỹ?

Triều Tiên dường như đang thử nghiệm dạng tên lửa đạn đạo chống hạm mới (ASBM), đe dọa hủy diệt tàu sân bay Mỹ, giống như phiên bản DF-21 của Trung Quốc.

Triều Tiên đang thử nghiệm “sát thủ diệt tàu sân bay” Mỹ? - 1

Tên lửa đạn đạo chống hạm là mối đe dọa thường trực đối với tàu sân bay Mỹ.

Quan chức quốc phòng Mỹ mới đây trả lời trên Fox News rằng, loại tên lửa mà Triều Tiên thử nghiệm ngày 16.4 vừa qua dường như là KN-17, một dạng tên lửa Scud mới.

Quả tên lửa Triều Tiên phóng thử hồi tháng 2, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có thể là loại vũ khí mới.

Cả hai vụ thử tên lửa đều thất bại. Các tên lửa đều phát nổ ngay khi rời bệ phóng ở Sinpo.

John Schilling, chuyên gia vũ khí Triều Tiên của nhóm quan sát 38 North, cho biết việc thất bại cũng là phản ánh một vụ thử vũ khí mới.

“Phát nổ rất nhanh sau khi phóng là mô hình thất bại chung của các tên lửa Triều Tiên trong giai đoạn phát triển ban đầu, lúc họ nghiên cứu các lỗi trong hệ thống dẫn động và chỉ đường. Tôi nghi vấn rằng đây có thể là loại tên lửa mới”.

Theo các chuyên gia, loại tên lửa Bình Nhưỡng phóng thất bại vừa qua dường như là tên lửa một tầng, dùng nhiên liệu lỏng, chuyên sử dụng cho mục đích chống tàu nổi đối phương. Tên lửa này cũng xuất hiện trong cuộc duyệt binh hoành tráng của Triều Tiên ngày 15.4.

Triều Tiên đang thử nghiệm “sát thủ diệt tàu sân bay” Mỹ? - 2

"Sát thủ diệt tàu sân bay" DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn tối đa 4.000km.

Ankit Panda, chuyên gia phân tích của Diplomat nhận định, loại tên lửa này có hình dạng khác thường, có thể phản ánh việc Bình Nhưỡng thử nghiệm loại tên lửa có khả năng thay đổi hành trình linh hoạt trong giai đoạn cuối.

Chuyên gia Panda nói, tên lửa này có thể được coi là phiên bản Triều Tiên của tên lửa đạn đạo DF-21D Trung Quốc, hay còn được mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay”.

Mặc dù tham vọng sở hữu “sát thủ diệt tàu sân bay” của Triều Tiên đi sau các kế hoạch chiến lược của Mỹ, thời điểm Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa rất đáng chú ý.

Truyền thông Mỹ ban đầu đưa tin, tàu sân bay hạt nhân Carl Vinson đang ở bán đảo Triều Tiên khi vụ thử tên lửa xảy ra. Nhưng mới đây, CNN nói tàu sân bay Mỹ vẫn còn đang ở ngoài khơi Indonesia, cách vùng biển gần Triều Tiên tới 5.600km.

Có khả năng Triều Tiên phóng tên lửa để phản ứng trước thông tin không chính xác rằng, tàu sân bay Mỹ đã hiện diện ở khu vực, chuyên gia Panda nói.

Triều Tiên đang thử nghiệm “sát thủ diệt tàu sân bay” Mỹ? - 3

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm KN-11 mà Triều Tiên giới thiệu trong lễ duyệt binh ngày 15.4.

Chương trình phát triển ASBM của Triều Tiên vẫn còn rất mới vì tên lửa này phát nổ ngay trong lần phóng đầu tiên. Ngoài ra, Triều Tiên còn sở hữu một số tên lửa hành trình chống hạm tầm ngắn, vốn cũng xuất hiện trong cuộc duyệt binh ngày 15.4.

Các vũ khí này diễu hành ở Bình Nhưỡng bằng xe phóng di động (TEL) và được cho là dựa trên phiên bản Kh-35 của Nga. Tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 nặng 520kg, tầm bắn 130km và đạt tốc độ gần 1.000 km/giờ.

Trong trường hợp xung đột nổ ra, Triều Tiên vẫn phải dựa vào các tên lửa hành trình tầm ngắn hiện có và các vũ khí thông thường khác.

Ngoài KN-17, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo KN-15 (Pukguksong-2) hiện đại trong năm nay. Đây là loại tên lửa đa tầng, sử dụng nhiên liệu rắn và có tầm bắn trung bình (từ 1.000-3.000km).

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần nhắc đến việc yêu cầu Triều Tiên chấm dứt thử hạt nhân, phát triển tên lửa tầm xa, nhưng Bình Nhưỡng đã thẳng thừng bác bỏ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thử tên lửa, thậm chí là hàng tuần, hàng tháng và hàng năm”, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Song-Ryol nói trên BBC.

Nếu Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân, Mỹ chống đỡ ra sao?

Tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mà Triều Tiên mới công bố, tạo ra mối đe dọa thường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN