Trạm vũ trụ TQ có thể rơi xuống Trái đất không kiểm soát

Một số chuyên gia lo ngại trạm không gian của Trung Quốc có thể rơi xuống Trái đất bất cứ lúc nào.

Thiên Cung 1 đã trở thành trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc sau khi nó được đưa lên quỹ đạo Trái đất vào năm 2013. Cho đến nay, nó đã nhiều lần ghép nối thành công với tàu vũ trụ Thần Châu của nước này.

“Thiên Cung 1 cung cấp dữ liệu hữu ích cho quá trình khảo sát khoáng sản, các ứng dụng theo dõi đại dương và rừng cũng như kiểm soát môi trường sinh thái và thiên tai”, Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người điều khiển Trung Quốc (CMSE) cho biết trong một báo cáo năm 2014.

Trạm vũ trụ TQ có thể rơi xuống Trái đất không kiểm soát - 1

Trạm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc.

Mặc dù vậy, trạm Thiên Cung 1 hiện đã ngừng các hoạt động thu thập thông tin. Trong khi các quan chức Trung Quốc chưa xác nhận số ngày hoạt động còn lại của trạm không gian này, các chuyên gia dự đoán nó sẽ rơi xuống Trái đất trong tình trạng không kiểm soát.

Tiến sĩ Dean Cheng tại Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Di sản (Heritage Foundation) cho rằng việc các nhà chức trách Trung Quốc giữ im lặng về hoạt động của Thiên Cung 1 đồng nghĩa nó đang rơi tự do.

“Trạm Thiên Cung 1 dường như đang rời khỏi quỹ đạo trong tình trạng không kiểm soát”, ông Cheng nhận định. “Khi bạn đưa những vật thể lớn rời khỏi quỹ đạo, bạn cần có kinh nghiệm để kiểm soát chúng khi trở lại bầu khí quyển.”

Trong khi đó, chuyên gia theo dõi vệ tinh Thomas Dorman cho rằng trạm Thiên Cung có thể rơi tự do trong điều kiện có kiểm soát.

“Lý do Trung Quốc chưa thể đưa Thiên Cung 1 trở lại Trái đất là trạm không gian này đã cạn nhiên liệu và Bắc Kinh đang chờ nó tự rơi xuống một quỹ đạo thấp hơn trước khi họ có thể phá hủy nó trên không trung”, Dorman nói.

Dorman  cho rằng nếu trạm Thiên Cung đang rơi tự do, nó nhiều khả năng sẽ đáp xuống biển hay khu vực không có người sinh sống. Nhưng nếu nó rơi xuống khu vực đông dân cư, đó sẽ là một thảm họa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN