TQ xây hệ thống tạo mưa khổng lồ, rộng gấp 3 lần Tây Ban Nha
Hệ thống này có khả năng tạo mưa cho tổng diện tích khoảng 1,6 triệu km vuông, nghĩa là gấp 3 lần diện tích Tây Ban Nha.
Ảnh chụp tại cao nguyên Tây Tạng
Trung Quốc đang thử nghiệm một hệ thống tạo mưa khổng lồ cho cao nguyên Tây Tạng, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin.
Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống này bao gồm một mạng lưới các buồng đốt nhiên liệu khổng lồ được lắp đặt trên các sườn dốc đứng của cao nguyên Tây Tạng.
Các buồng này đốt nhiên liệu rắn để sản xuất ra chất bạc iotua - một tác nhân tạo mây. Vì nằm trên sườn dốc, các buồng cũng sẽ hứng gió mùa ẩm ướt từ Nam Á. Khi gió thổi vào núi, nó sẽ tạo ra một dòng hơi nước đi thẳng lên mây, tạo mưa và tuyết.
Ảnh minh họa cơ chế hoạt động của hệ thống tạo mưa
"Cho đến nay, hơn 500 buồng đã được lắp đặt trên sườn núi dốc ở Tây Tạng, Tân Cương và các khu vực khác. Dữ liệu chúng tôi thu thập được cho thấy kết quả rất khả quan", một nhà nghiên cứu nói.
Theo SCMP, hệ thống có thể làm tăng lượng mưa trong khu vực lên tới 10 tỷ m3 nước một năm.
Hàng chục ngàn buồng đốt nhiên liệu sẽ được xây dựng tại cao nguyên Tây Tạng, tạo mưa cho tổng diện tích khoảng 1,6 triệu km2, nghĩa là gấp 3 lần diện tích Tây Ban Nha.
Một trong những buồng đốt nhiên liệu được lắp đặt ở cao nguyên Tây Tạng
Hệ thống tạo mưa này đang được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước.
Cũng theo báo Trung Quốc, các nhà khoa học thiết kế và chế tạo các buồng đốt nhiên liệu bằng cách sử dụng công nghệ động cơ tên lửa, cho phép đốt nhiên liệu rắn một cách an toàn và hiệu quả ở độ cao trên 5.000 m.
Mặc dù ý tưởng này không phải là mới mẻ (các nước khác như Mỹ cũng có thử nghiệm tương tự với quy mô nhỏ) nhưng Trung Quốc là nước đầu tiên thử ứng dụng công nghệ này với quy mô lớn.
Cây cầu có thể chịu tải 80 du khách cùng lúc nhờ 3 lớp kính cường lực.