Thực tế ảo có từ... thời cổ đại ở Rome
Trải nghiệm thực tế ảo tuyệt vời nhất có lẽ là ở ngôi nhà hầm xây dựng từ trước công nguyên tại Prima Porta ngoại ô Rome.
Căn phòng tinh xảo, với những hình vẽ dường như thay đổi ở các góc nhìn khác nhau
Đó là biệt thự Livia Drusilla, (58TCN - 29 TCN), vợ hoàng đế đầu tiên của La Mã. Trong nhà có một căn phòng âm được sơn vẽ vô cùng tinh xảo, y như một ngôi vườn cây thu nhỏ với đủ loại thực vật, sồi, cọ, lựu và vài loại cây đặc trưng của Rome nổi bật trên nền thiên nhiên sống động. Đặc biệt là các hình vẽ này dường như chuyển động ở các góc khác nhau.
Đối với một công trình ước tính xây từ năm 25 trước công nguyên thì đây là một tác phẩm vô cùng tinh xảo với kỹ thuật chấm vẽ. Căn phòng không có cửa sổ để tránh phá cảnh quan.
Hình ảnh cây vả
"Thực tế ảo" hay VR mới xuất hiện từ những năm 80 với những thiết bị thô sơ phát triển trên nghiên cứu hình chiếu và 3D trước đó. Vì vậy, định nghĩa về VR có thể nói là khá hạn hẹp. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao chỉ có những vật liệu hay công trình liên quan tới máy tính được xếp vào VR? Nói chính xác hơn nếu VR chỉ nói về môi trường toàn cảnh nhân tạo, thì VR đã xuất hiện từ xa xưa trước khi các ông lớn công nghệ phát triển.
Phòng ngủ của Fannius Synistor
Trong đó đặc biệt phải kể đến phòng ngủ của Fannius Synistor, một "đại gia" thời xưa (50 TCN). Vụ nổ lớn năm 79 đã chôn vùi công trình này cho tới khi được khai quật năm 1901. Bên trong phòng phủ bởi hình vẽ mô tả thành phố xưa theo cách vẽ 3D với đủ các cột kèo, lớp theo luật xa gần.
Khi bước vào căn phòng được tôn tạo lại ở Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan New York, chắc chắn ai cũng phải cảm thấy mình như đang đứng giữa một khu phố thu nhỏ. Đá cẩm thạch, vết nứt trên sơn mờ ảo, hành lang đều như thật. Nếu dùng từ "ảo diệu" mô tả tay nghề các nghệ nhân La Mã e là không đủ.
Trần nhà thờ Chiesa del Gesu
Sau này, kỹ thuật hội họa tương tự được sử dụng trong tôn giáo. Ví dụ như tranh trần của nhà thờ Chiesa del Gesù. Bức họa "Chiến thắng của Đấng Tối thượng Jesus" mô tả các thiên thần đang hạ cánh từ thiên đường xuống nhà thờ, xung quanh những kẻ mắc tội. Kiến trúc sư và nhà điêu khắc Giovanni Battista Gaulli, hay Baciccio đã kiến tạo nên tác phẩm này chính xác tới mức kinh ngạc.
Đương nhiên, lịch sử của VR không chỉ có bích họa Rome cổ đại, mà có thể còn nhiều nữa. Định nghĩa VR đã bị giới hạn trong những năm gần đây, chỉ với các thiết bị như kính Oculus hay Vive dưới tên công nghệ cao và đem lại tư duy rằng các hình ảnh ảo chỉ chính xác chỉ khi có máy tính. VR hiện đại phải được dựa trên trí tưởng tượng thay vì dính mắc với công nghệ vốn cũng là sản phẩm của trí tuệ con người.