Tên lửa Đài Loan "bắn nhầm" về phía TQ uy lực thế nào?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Tên lửa chống hạm Đài Loan khai hỏa “nhầm” có thể bay với tốc độ 2.400km/giờ sát mặt biển, né tên lửa đánh chặn và hạ gục tàu sân bay của đối phương.

Tên lửa Đài Loan "bắn nhầm" về phía TQ uy lực thế nào? - 1

Hùng Phong III được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay"

Ngày 1.7, Hải quân Đài Loan tuyên bố tên lửa Hùng Phong III của Đài Loan đã bị “bắn nhầm” ra biển. Mặc dù tên lửa này có hướng bay về phía Trung Quốc đại lục, nhưng nó không vượt qua ranh giới của eo biển Đài Loan, nên theo đại diện Đài Loan, nó không nhằm tới đại lục. Thuyền trưởng của một tàu cá Đài Loan đã thiệt mạng và 3 thuyền viên khác bị thương sau vụ phóng nhầm. 

Giới quân sự phương Tây gọi tên lửa siêu âm Hùng Phong III là “sát thủ diệt tàu sân bay” với uy lực mạnh mẽ.

Tên lửa Hùng Phong III là dòng tên lửa chống hạm thứ 3 được Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn Đài Loan (CSIST) nghiên cứu, phát triển. Hiện nay thông tin về dòng tên lửa này vẫn rất hạn chế và được Đài Loan thông báo phát triển nhằm mục đích phòng vệ trước Bắc Kinh.

Tên lửa Đài Loan "bắn nhầm" về phía TQ uy lực thế nào? - 2

Hùng Phong III có thể bay với vận tốc Mach 2 (2.400km/giờ).

Viện CSIST phát triển chương trình máy bay phản lực từ thập niên 1990 và sau đó, dự án này được gộp chung với kế hoạch thiết kế tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong.

Quá trình phóng thử nghiệm tên lửa Hùng Phong III được thực hiện từ tháng 7.2001. Vận hành thử nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện từ cuối năm 2004 và kết thúc toàn bộ vào năm 2005. Tên lửa Hùng Phong III được gắn trên tàu tuần tra PFG-1101.

Tờ Taiwan Defense Review cho biết tên lửa siêu âm Hùng Phong III  có thời gian phản ứng trước mục tiêu ngắn kỉ lục. Thời gian để tên lửa Hùng Phong III  đáp trả những tên lửa chống hạm cận âm của đối phương như Harpoon hay HF-2  với tốc độ Mach 0,85 (1.000km/giờ) chỉ là 120 giây.

Tên lửa Đài Loan "bắn nhầm" về phía TQ uy lực thế nào? - 3

Tên lửa Hùng Phong III khai hỏa từ một tàu chiến Đài Loan.

Hùng Phong III có thể bay với vận tốc 2.400km/giờ (Mach 2) sát mặt biển. Hệ thống đẩy dùng động cơ giống loại của máy bay phản lực gồm hai phần sử dụng nhiên liệu rắn và lỏng có thể tách rời. Khi phóng ra khỏi bệ, Hùng Phong III dùng động cơ đẩy nhiên liệu rắn để khai hỏa và sau đó sẽ dùng nhiên liệu lỏng để duy trì tốc độ hành trình.

Tên lửa này được cho là thiết kế không có cánh và có 4 phần vát nhọn ở cuối đuôi. Nhiều chuyên gia cho rằng thiết kế đặc biệt này giúp nó né tên lửa đánh chặn của đối phương khi đang bay sát mặt biển.

Hùng Phong III  sử dụng radar chủ động hai chiều băng tần X được phát triển từ thế hệ tên lửa chống hạm Hùng Phong II. Radar này giúp tên lửa xử lý thông tin chính xác hơn, tăng thời gian phản ứng và phù hợp với khả năng tác chiến của một tên lửa siêu âm chống hạm.

Tên lửa Đài Loan "bắn nhầm" về phía TQ uy lực thế nào? - 4

Tên lửa Hùng Phong III được Đài Loan thông báo là "phòng vệ trước Trung Quốc".

Hùng Phong III được cho là sử dụng đầu đạn nổ 225kg và chỉ phát nổ bởi một cơ chế kích nổ thông minh khi tên lửa đã găm vào thân tàu chiến. Tầm hoạt động hiệu quả nhất của Hùng Phong III là 30km nhưng có thể bay tới 200km

Tên lửa này có chiều dài 6m, đường kính 40cm, trọng lượng tổng 1.500kg với giá xuất xưởng khoảng 30.000 USD (620 triệu đồng).

Hiện nay Hùng Phong III đang nằm trong giai đoạn sản xuất của dự án Truy Phong và hầu hết tàu tên lửa của hải quân Đài Loan đều sở hữu vũ khí này.

Tên lửa Đài Loan "bắn nhầm" về phía TQ uy lực thế nào? - 5

Tên lửa chống hạm Hùng Phong III được trang bị cho hầu hết tàu tên lửa của hải quân Đài Loan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN