Sự đáng sợ từ tên lửa Triều Tiên mới phóng
Triều Tiên cuối tuần trước dường như đã phóng thử loại pháo phản lực cực mạnh, loại vũ khí luôn khiến Mỹ phải dè chừng trong suốt hơn 2 thập kỷ qua.
Hệ thống pháo phản lực KN-09 mạnh nhất của Triều Tiên.
Chuyên gia về chính sách quốc phòng Harry J. Kazianis của tờ National Interest mới đây đã đưa ra nhận định về vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên hồi tuần trước.
Theo ông Kazianis, đây dường như không phải tên lửa tầm ngắn thông thường mà là đạn tên lửa thuộc hệ thống pháo phản lực cực mạnh KN-09, cỡ nòng 300mm.
Đây là loại vũ khí thông thường mạnh nhất mà Triều Tiên từng đưa vào biên chế quân đội năm 2016. Mỗi hệ thống pháo phản lực KN-09 có thể khai hỏa 8 đạn tên lửa, tầm bắn tối đa 200km.
Giới chuyên gia đánh giá đây là vũ khí đáng gờm hơn cả tên lửa đạn đạo ở tầm ngắn. Đạn tên lửa KN-09 còn có thể được trang bị khả năng xuyên phá dưới lòng đất hoặc đạn phân mảnh, có khả năng dẫn dường từ xa.
Mối đe dọa bởi hệ thống pháo phản lực Triều Tiên đã tồn tại ngay từ những ngày đầu nước này bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân.
Triều Tiện đang sở hữu hàng ngàn hệ thống pháo phản lực, tầm bắn từ 50km-200km.
Năm 1994, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã quyết định không dùng vũ lực ngăn Triều Tiên khởi động chương trình hạt nhân. Lý do là bởi ông Clinton không thể liều lĩnh đánh cược tính mạng của hàng triệu người dân Hàn Quốc ở thủ đô Seoul, nơi chỉ cách biên giới Triều Tiên khoảng 56km.
Một cựu quan chức Mỹ dưới thời ông Clinton cũng khẳng định điều này với chuyên gia Kazianis: “Chúng tôi không thể hành động mà bỏ qua mối đe dọa đó”.
Trong trường hợp Chiến tranh lần hai trên bán đảo Triều Tiên nổ ra, pháo phản lực sẽ là quân bài chủ lực mà Triều Tiên dùng để tấn công Hàn Quốc.
Theo chuyên gia Kazianis, với việc khai hỏa hệ thống pháo phản lực, nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như muốn nhắc lại rằng, Bình Nhưỡng không chỉ có vũ khí hạt nhân.
Pháo phản lực KN-09 đặc biệt nguy hiểm khi được phóng theo loạt.
Ở tầm ngắn, pháo phản lực đặc biệt nguy hiểm với chi phí sản xuất thấp, có thể chế tạo đại trà, tạo thành “cơn bão lửa” dội vào một khu vực nhất định mà không có cách nào ngăn chặn được. Việc đánh chặn bằng các hệ thống chống tên lửa đạn đạo sẽ rất tốn kém và không hiệu quả.
Bên cạnh đó, Triều Tiên hiện duy trì lực lượng đông đảo gồm 1 triệu quân chính quy, 4.300 xe tăng và 60 vũ khí hạt nhân. Fox News hồi tháng trước giả định, ước tính 8 triệu người thiệt mạng nếu chiến tranh quay trở lại trên bán đảo Triều Tiên.
Chuyên gia Kazianis nhận định, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nên tăng cường nỗ lực cô lập Triều Tiên hơn nữa, tăng cường dùng các biện pháp cấm vận kinh tế, thay vì đe dọa bằng vũ lực.
Trong vài tuần tới, Triều Tiên rất có thể sẽ thử hạt nhân hoặc phóng thêm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), có thể sẽ vào đúng ngày 9.9, ông Kazianis nói.
Ngày 9.9.2016 là lần gần nhất Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân. Đây cũng là dịp kỷ niệm quốc khánh Triều Tiên.
Một giáo sĩ người Do Thái từng dự đoán chính xác ba cuộc chiến đã cảnh báo chiến tranh Triều Tiên có thể sẽ gây ra...