Phát hiện hầm trốn phát xít Đức đào bằng thìa
Những tù nhân Do Thái thuộc "Lữ đoàn thiêu xác" đã đào một đường hầm để thực hiện cuộc trốn thoát đầy máu khỏi phát xít Đức trong rừng sâu Ponar, Lithuania, nơi quân phát xít từng chiếm đóng.
Nơi phát hiện đường hầm
Các tù nhân này đã bị ép buộc đốt các xác chết để che giấu tội ác của Đức Quốc xã sau khi Liên Xô tiến vào châu Âu. Họ biết rõ rằng mình cũng sẽ bị thủ tiêu, nên đã đào trước một đường hầm nơi họ bị cầm tù. 11 trong số đó đã sống sót qua chiến tranh.
Nhóm nghiên cứu từ nhiều nước như Mỹ, Israel, Canada và Lithuania đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp điện trở và phát hiện ra vị trí chính xác của đường hầm sau hàng chục năm trời bị che lấp.
Rừng Ponar, còn có tên khác Paneriai, nằm ở ngoại ô thủ đô Vilnius của Lithuania, nơi đa số dân Do Thái sinh sống trước khi thế chiến bùng nổ.
Hình chụp cắt lớp
Dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã, tại đây xuất hiện hàng loạt hố chôn tập thể có tổng cộng hơn 100.000 thi thể, trong đó có khoảng 70.000 là dân Do Thái, nạn nhân vụ diệt chủng vì thù ghét.
Khi Hồng quân tới đây, phát xít Đức đã cố gắng che đậy tội ác bằng cách điều 80 tù nhân từ trại tập trung Stutthof tới đây đào hố, chôn và đốt xác trong khi chân vẫn bị cùm. Họ được gọi là Leichenkommando (Đơn vị xác chết) sau này là "Lữ đoàn thiêu xác".
Một người tù nhân còn nhận ra vợ và 2 chị em trong khi thiêu các thi thể.
Thiết bị dò tìm
Bị giam hãm trong hố chôn xác, những người tù dùng thìa đào hầm. Tối 15.5.1944, 40 người đã thoát ra khỏi đường hầm chỉ rộng 60cm. Nghe thấy tiếng động, lính canh đã đuổi theo và nã súng. Chỉ có 12 người thoát chết và 11 trong số đó còn sống tới giờ, kể lại câu chuyện.
Jon Seligman, từ Cơ quan Cổ vật Israel cho biết ông đã khóc khi phát hiện đường hầm, minh chứng của chiến thắng nhờ hy vọng trong tuyệt vọng. "Có thể thấy được sự khao khát được sống trong đó", Jon nói.
Nhà khảo cổ học Richard Freund gọi đây là "khu vực số 0", bắt đầu từ lâu trước khi Đức Quốc xã bắt đầu sử dụng phòng hơi ngạt.