Ông Kim Jong-un sẽ nói gì khi tới thăm Trung Quốc?
Bàn cờ chính trị khu vực đang thay đổi và ông Kim Jong-un chắc chắn sẽ phải rất thận trọng trong tháng 4 tới.
Ông Kim được cho là đang có mặt ở Trung Quốc.
Lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un được cho là đang có mặt ở Bắc Kinh trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nắm quyền năm 2011. Chuyến thăm này xuất hiện ở thời điểm các lệnh trừng phạt đang bủa vây Bình Nhưỡng.
Căng thẳng giữa hai bên từng lên tới đỉnh điểm khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng các hoạt động “khiêu khích quân sự của Triều Tiên” đe dọa tới an ninh của Trung Quốc. Ông Kim hy vọng chuyến thăm này sẽ là bước ngoặt khi gặp mặt trực tiếp ông Tập, theo SCMP.
Với Trung Quốc, chuyến thăm bất ngờ này là cơ hội tốt, nhất là khi ông Tập sẽ không có mặt tại buổi gặp gỡ giữa ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc trong tháng 4 tới. Ngoài ra, tại cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và ông Kim Jong-un dự kiến trong tháng sau, ông Tập cũng không xuất hiện.
Với Bắc Kinh, chuyến thăm của ông Kim củng cố vai trò của Trung Quốc là quốc gia lớn trên bàn cờ chiến lược thế giới, đồng thời giúp ông Tập hiểu hơn ông Kim muốn gì khi gặp các lãnh đạo từ Hàn Quốc và Mỹ.
Chuyến thăm của ông Kim tới Bắc Kinh cũng là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thay đổi trong không khí ngoại giao diễn ra tại bán đảo Triều Tiên trong năm 2018. Khi lệnh trừng phạt bủa vây Triều Tiên, ông Tập đóng vai trò quan trọng giúp tạo ra cơ hội cho Bình Nhưỡng thoát hiểm.
Trong quá khứ, Bắc Kinh thường khá do dự khi thực hiện các biện pháp thẳng tay nhắm vào nước láng giềng vì sợ rằng quốc gia này có thể bất ổn. Khi ép lãnh đạo Kim Jong-un quá mức, Bắc Kinh rất lo ngại Triều Tiên sẽ phản ứng tiêu cực và khó lường. Vì lí do này, ông Tập sẵn sàng nghe những mong muốn của ông Kim trước khi đưa ra lời khuyên cần thiết.
Ông Tập lo sợ ông Kim có thể thực hiện các hành động đi quá xa vì hai lí do. Thứ nhất, nếu chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ, nó có thể gây hại cho danh tiếng của nhà cầm quyền Trung Quốc. Sự bất ổn ở biên giới Triều Tiên sẽ tạo ra làn sóng người nhập cư ồ ạt tràn sang Trung Quốc. Sau đó, Triều Tiên sẽ dễ trở thành một quốc gia ngả về phía Mỹ.
Vì lí do này, ông Tập sẽ lắng nghe những điều ông Kim nói về cuộc đàm phán sắp tới với Seoul và Washington. Chủ tịch Trung Quốc cũng sẽ bày tỏ thiện chí với những bước tiến gần đây trong quan hệ của Triều Tiên và Hàn Quốc, đồng thời hy vọng mọi chuyện sẽ cải tiến hơn trong tương lai gần, theo SCMP.1
Ông Tập đang đóng vai trò rất lớn trên bàn cờ chiến lược thế giới.
Hiện tại, Triều Tiên đang tiến rất gần tới việc sở hữu tên lửa hạt nhân tầm xa đủ sức bắn tới đất Mỹ. Các vụ thử gần đây cho thấy quốc gia Đông Á này đang tiến bộ rất nhanh, vượt xa dự đoán của phương Tây. Ông Tập và ông Kim có thể bàn thảo về vấn đề này và xem đây là vũ khí quan trọng trên bàn đàm phán với ông Trump.
Các động thái tiếp theo của Washington sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cuộc gặp gỡ của Triều Tiên-Hàn Quốc. Ông Trump từng tuyên bố “sự kiên nhẫn chiến lược đã hết” và sẽ đáp trả Triều Tiên bằng “sự thịnh nộ và hỏa lực chưa từng có”
Nhìn chung, tình hình địa chính trị tại khu vực đang thay đổi. Ông Kim có khả năng sẽ được ông Tập “cảnh báo” rằng, hãy cho thấy sự thận trọng cần thiết khi đối thoại với các bên. Nếu không, áp lực sẽ ngày một gia tăng lên Bình Nhưỡng.
Hình ảnh đoàn xe VIP được hộ tống trên đường phố Bắc Kinh xuất hiện sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được...