Nỗ lực “cứu” 300 xác ướp cổ nhất thế giới
Các nhà nghiên cứu Chile đang tìm kiếm tài trợ để bảo tồn gần 300 xác ướp Chinchorro, có niên đại từ 5.000 năm trước Công nguyên đến 1500 năm trước Công nguyên.
Hai trong số hàng trăm xác ướp Chinchorro được tìm thấy ở sa mạc Atacama
Những xác ướp cổ nhất thế giới đang tan chảy thành chất nhờn màu đen khi nhiều loại vi khuẩn tấn công.
Theo các chuyên gia, việc “cứu” các xác ướp hiếm có là cuộc chạy đua với thời gian. Chúng có niên đại từ 5000 năm trước Công nguyên đến 1500 năm trước Công nguyên.
Gần 300 xác ướp được gọi là Chinchorro đã được phát hiện ở sa mạc Atacama, gần biên giới Chile và Peru.
Các xác ướp có niên đại từ 5000 năm trước Công nguyên đến 1500 năm trước Công nguyên
Nhưng sau khi được lấy ra khỏi vùng sa mạc khô cằn, xác ướp bắt đầu bị vi khuẩn ăn da. Các nhà nghiên cứu Chile đang tìm kiếm viện trợ để ngăn chặn sự xâm nhập này. Được biết sự tấn công của vi khuẩn là do nhiệt độ và độ ẩm xung quanh thay đổi.
Sau hàng ngàn năm bị chôn vùi dưới cát sa mạc, hiện nay, độ ẩm đã giúp các vi khuẩn phát triển mạnh trên da của xác ướp, theo giáo sư sinh vật học Ralph Mitchell. Ông nói với trang Live Science: "Ngay sau khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp xuất hiện, vi khuẩn bắt đầu ăn da".
Sau khi được lấy ra khỏi vùng sa mạc khô cằn, xác ướp bắt đầu bị vi khuẩn ăn da
Xác ướp cần được giữ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cụ thể để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Hiện, chúng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Azapas San Miguel ở thành phố Arica, miền bắc Chile.
Không giống như xác ướp Ai Cập thường là những thành phần tinh hoa trong xã hội, xác ướp Chinchorro bao gồm nhiều thành phần hơn như trẻ em và thai nhi bị sẩy. Các nhà nghiên cứu tin rằng nhiều dân thường đã thiệt mạng khi ngọn núi lửa gần đó khiến nguồn nước uống bị ô nhiễm.
Được biết sự tấn công của vi khuẩn là do nhiệt độ và độ ẩm xung quanh thay đổi