Người nói tiếng Anh bản địa giao tiếp tệ nhất thế giới?

Trong một phòng họp đầy những người nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, những người nói tiếng Anh mẹ đẻ thường gây khó hiểu, thậm chí hiểu nhầm.

Người nói tiếng Anh bản địa giao tiếp tệ nhất thế giới? - 1

Chỉ cần một từ trong email bị hiểu nhầm có thể gây ra thiệt hại tài chính rất lớn cho các tập đoàn đa quốc gia.

Từng có trường hợp, một người Anh gửi email bằng tiếng mẹ đẻ cho đồng nghiệp nước ngoài có tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2. Đồng nghiệp này không rõ ý nghĩa một từ, nên đã tra từ điển thấy 2 nghĩa khác nhau và chọn dùng nhầm nghĩa.

Vài tháng sau, quản lý cấp cao đã điều tra lý do dự án thất bại khiến thiệt hại hàng nghìn USD, và phát hiện ra tất cả nằm ở email nói trên. Chia Suan Chong, chuyên gia huấn luyện giao tiếp đa văn hóa không tiết lộ từ này vì nó khá đặc biệt trong ngành và rất dễ nhận biết. "Mọi thứ tuột ra khỏi tầm kiểm soát vì hai bên hiểu nhầm nhau"

Người nói tiếng Anh bản địa giao tiếp tệ nhất thế giới? - 1

Trong môi trường quốc tế, những người nói tiếng Anh bản địa có thể cần phải học cách điều chỉnh

Khi những sự cố kiểu này diễn ra, đa phần thủ phạm lại là những người nói tiếng Anh bản địa. Khá kỳ lạ là họ truyền tải thông điệp của mình tệ hơn những người nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 hay thứ 3.

"Nhiều người bản địa rất vui mừng khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế, vì họ không phải học thêm ngôn ngữ khác. Nhưng thử tưởng tượng trong một phòng họp, bỗng nhiên có một người Anh hay Mỹ bước vào và chẳng ai hiểu anh ta nói gì", Chong mô tả. 

Lý do có thể do người nước ngoài học tiếng Anh cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn từ ngữ. Người bản địa quen nói quá nhanh, hay đùa cợt và tiếng lóng tùy theo văn hóa địa phương hoặc dùng từ viết tắt như OOO - out of office (tạm vắng ở cơ quan).

Người nói tiếng Anh bản địa giao tiếp tệ nhất thế giới? - 3
Nhà nghiên cứu Jean Paul-Nerriere đã tạo nên Globish, từ điển tiếng Anh rút gọn chỉ còn 1.500 từ cùng ngữ pháp cơ bản với doanh số 200.000 bản. Sử dụng từ điển giúp các bên dễ hiểu nhau hơn trong môi trường quốc tế

Như vậy, những người bản địa cần phải học cách điều chỉnh, đặc biệt là trong môi trường làm việc quốc tế. Bản thân họ không tìm được cách biểu hiện ý muốn của mình một cách "trung lập" nhất. Người học tiếng có vốn từ ít, không mấy khi sử dụng từ lóng và hoa mỹ, nên họ có cách diễn đạt đơn giản và giúp đỡ những cộng sự khác tốt hơn.

Các yếu tố khác đóng góp vào phức tạp ngôn ngữ là văn hóa, các giới từ, từ viết tắt, hay nghĩa của một cụm từ. "Hay thật đấy" trong văn hóa Anh-Anh lại mang tính chê bai thay vì khen ngợi như Anh- Mỹ. Trong những cuộc họp, nguời bản địa "chiếm diễn đàn" 90% và các nhân vật ngoại quốc được mời để đóng vai trò cân bằng, vì người bản địa không biết cách diễn đạt theo kiểu "đại chúng" và mất đi nhiều cơ hội.

Rob Steggles, giám đốc marketing một công ty công nghệ lớn tại châu Âu tiết lộ: "Cần nói ngắn gọn, dễ hiểu và sát chủ đề một cách đơn giản. Tuy nhiên, cần chú ý đến ranh giới rất mỏng manh giữa ăn nói ngắn gọn và sự cộc lốc, dễ bị hiểu là coi thường người đối thoại".

"Các bên cần cho đối phương thời gian suy nghĩ và lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp khi giao tiếp", ông tư vấn. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - BBC ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN