Nghề "tiên cá" huyền thoại của phụ nữ Nhật Bản
Làm “tiên cá” là nghề truyền thống có nguồn gốc từ 5.000 năm trước ở Nhật Bản.
Một nữ thợ lặn ama ra biển bắt hải sản với dụng cụ thô sơ
Gần một phút đã trôi qua nhưng làn nước biển trước mắt vẫn bình yên, chỉ có một cái phao cấp cứu nhỏ nổi lềnh phềnh.
Bên trong phao là một tấm lưới, được gọi là sukari, chứa đầy hải sâm. Ngay lúc đó, một người phụ nữ từ dưới biển trồi lên. Bà hít thở và bắt đầu huýt một tiếng sáo lanh lảnh.
Khi bà quay trở lại thuyền đánh cá, thuyền trưởng Masumi Nakamura chỉ vào bà và tự hào nói: "Vợ của tôi Sayuri là ama tốt và nhanh nhẹn nhất ở đây. Bà ấy có thể bắt tới sáu con bào ngư chỉ trong một lần lặn dưới nước."
Thợ lặn ama sẽ dành khoảng 1,5-2 giờ mỗi buổi sáng trên biển, tự do lặn để tìm mọi loại hải sản, từ hải sâm, rong biển đến bào ngư
Sayuri Nakamura, 64 tuổi, thuộc nhóm 5 nữ thợ lặn ama – những người chuyển săn hải sản ở vùng nước trong và quanh thành phố Toba của Nhật Bản.
Tùy vào chỉ định trong ngày của Hội Ama địa phương, họ sẽ dành khoảng 1,5-2 giờ mỗi buổi sáng trên biển, tự do lặn để tìm mọi loại hải sản, từ hải sâm, rong biển đến bào ngư.
Sayuri và chồng đã làm việc cùng nhau kể từ khi bà 19 tuổi, năm đầu tiên bà bắt đầu lặn.
"Điều kiện số 1 của tôi khi lấy vợ đó là người phụ nữ ấy phải là một thợ lặn ama," ngư dân Masumi nói. "Khi đó, chúng tôi có thể ở bên nhau cả ngày".
Làm “tiên cá” là nghề truyền thống có nguồn gốc từ 5.000 năm trước ở Nhật Bản
Truyền thống thợ lặn ama là một truyền thống lâu đời ở Nhật, được gọi là “những người phụ nữ của biển". Theo CNN, truyền thống này lần đầu được ghi nhận khoảng 5.000 năm trước.
Tuy ngành công nghiệp này từng phát triển mạnh, hiện nay chỉ còn khoảng 2.000 thợ lặn ama ở Nhật Bản.
Khoảng 800 người trong số đó cư trú tại Ise-Shima của quận Mie, một khu vực nổi tiếng với nguồn hải sản dồi dào. Giống với Sayuri, nhiều “nàng tiên cá” đang ở độ tuổi 60 và đã lặn cả cuộc đời họ.
Tuy ngành công nghiệp này từng phát triển mạnh, hiện nay chỉ còn khoảng 2.000 thợ lặn ama ở Nhật Bản.
Vào những năm sau Thế chiến II, những “nàng tiên cá” có thực này chỉ mặc khố, đeo mặt nạ lặn và băng đô để bảo vệ đầu.
Đồng phục của họ sau đó chuyển thành quần và áo bằng vải kín đáo hơn. Đến năm 1960, các “nàng tiên cá” Nhật Bản mới bắt đầu mặc bộ đồ bơi cao su.
Vào những năm sau Thế chiến II, những “nàng tiên cá” có thực này chỉ mặc khố, đeo mặt nạ lặn và băng đô để bảo vệ đầu
Tiếng huýt sáo của những người phụ nữ khi nổi lên mặt nước cũng có tác dụng đặc biệt. Nó được gọi là isobue, hay "tiếng còi đại dương", giúp điều hòa hơi thở, theo CNN.
Toàn bộ quá trình lặn tự do này đã giúp các ama phát triển một dung tích phổi rất lớn. Đây là đặc điểm mà nhiều người truyền lại cho con cái của họ.
Thực tế, mẹ của bà Sayuri, 91 tuổi, cũng từng là một thợ lặn ama. Bà nghỉ hưu ở tuổi 70.
Đồng phục của họ sau đó chuyển thành quần và áo bằng vải kín đáo hơn. Đến năm 1960, các “nàng tiên cá” Nhật Bản mới bắt đầu mặc bộ đồ bơi cao su